Hiện nay, các cuộc hôn nhân đổ vỡ đều xuất phát từ những mẫu thuẫn gay gắt giữa hai bên và không có tiếng nói chung. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn nhưng nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay là vợ hoặc chồng ngoại tình. Vậy Pháp luật quy định giành quyền nuôi con khi vợ/chồng ngoại tình như thế nào?, chúng ta cùng đi sâu phân tích:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014;
– Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017
– Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định rõ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Luật quy định về giành quyền nuôi như thế nào khi vợ/chồng có hành vi ngoại tình
Trước tiên tại Điều 81 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 có quy định
Cha mẹ phải thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền nuôi con trong 3 trường hợp sau:
– Con chưa thành niên;
– Con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Và trường hợp con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi bản thân.
Vậy, quyền và nghĩa vụ của người không giành được quyền nuôi con sẽ được luật quy định như thế nào sau khi thỏa thuận hoặc được Tòa giải quyết ly hôn:
– Tôn trọng quyền của con khi được sống chung với người trực tiếp nuôi dưỡng con;
– Cấp dưỡng cho con;
– Thăm con mà không ai trong 2 bên được phép cản trở;
– Một trong 2 bên hông được lạm dụng việc thăm nom để gây cản trở hoặc ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Đồng thời, người giành được quyền nuôi con cũng phải thể hiện sự tôn trọng quyền được thăm non, chăm sóc, giáo dục con của người còn lại để dù trong trường hợp nào con cái họ vẫn được hưởng đầy đủ tình cảm, vật chất, lợi ích tốt nhất.
a) Ngoại tình là gì? Khi vợ/chồng ngoại tình, làm thế nào để được giành quyền nuôi con?
Ngoại tình là việc một người đang có vợ hoặc có chồng hợp pháp mà lại đi chung sống với người khác như vợ chồng. Hành vi này phạm pháp luật và sẽ bị phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng theo khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, theo Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 có quy định trong trường hợp làm cho vợ hoặc chồng hoặc con của một trong hai bên phải tự sát; đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt việc chung sống như vợ chồng mà vẫn duy trì mối quan hệ đó… thì có thể bị phạt tù đến 03 năm.
– Việc vợ/chồng ngoại tình là vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, là nguyên nhân khiến đổ vỡ hôn nhân và đi đến ly hôn.
Đối với người thực hiện hành vi ngoại tình cũng là điều kiện khó để giành quyền nuôi con phần hơn người còn lại và chưa chắc có thể tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con, không quan tâm đến con cái…Do đó, nếu có bằng chứng cho thấy vợ hoặc chồng ngoại tình thì đây có thể là căn cứ để Tòa án xem xét việc không giao con cho người này nuôi dưỡng, chăm sóc sau khi ly hôn.
b) Để giành quyền nuôi con, phải nộp cho Tòa án những giấy tờ như sau:
– Đơn xin giành quyền nuôi con
– Bằng chứng, chứng cứ cụ thể về việc vợ/chồng ngoại tình: Tài liệu đọc, nghe, nhìn được, dữ liệu điện tử, vật chứng, lời khai, biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ…
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh bản thân có đầy đủ điều kiện về kinh tế, tinh thần, trách nhiệm để nuôi con tốt hơn
Dựa vào những giấy tờ, bằng chứng và điều kiện thực tế của hai bên để quyết định giao con cho người nào.
Như vậy, việc giành quyền nuôi con khi trong trường hợp vợ hoặc chồng ngoại tình được dựa trên những quy định của pháp luật ở trên. Để tránh gây những mâu thuẫn, xung đột cũng như sự tranh giành quyền nuôi con khi ly hôn, mỗi người cần nâng cao nhận thức, xây dựng gia đình hạnh phúc, không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, gây nên những điều không đáng có.
Luật Hùng Sơn hiểu được nỗi lòng cũng như những trăn trở của những bậc làm cha, mẹ trong tình huống như thế này nên đã tổng hợp và phân tích quy định pháp luật về giành quyền nuôi con khi vợ/chồng ngoại tình. Để được tư vấn hỗ trợ, quý khách liên hệ Tổng Đài Tư Vấn Luật hôn nhân gia đình 19006518 của Luật Hùng Sơn chúng tôi.