Ly hôn vấn đề hay gặp ở xã hội hiện nay, nó liên quan chủ yếu đến 3 vấn đề: Tài sản, nợ chung và con chung. Vấn đề về nuôi con là vấn đề khó thỏa thuận nhất, bởi cả ba và mẹ đều mong muốn được nuôi dưỡng, chăm sóc cho con của mình. Theo pháp luật hiện hành thì con từ 7 tuổi trở lên, khi ly hôn phải hỏi ý kiến của con về việc muốn theo ai, con dưới 36 tuổi thì được giao trực tiếp cho người mẹ chăm sóc. Vậy câu hỏi đặt ra là người cha có thể giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hay không?
1. Cách để người cha có thể giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
Theo quy định khoản 2 và khoản 3 của Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 cụ thể như sau:
– Chồng và vợ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, thỏa thuận về quyền cũng như nghĩa vụ của mỗi bên khi ly hôn đối với con mình; còn đối với trường hợp mà vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để có quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Pháp luật có quy định con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ trực tiếp nuôi, ngoại trừ 2 trường hợp cha mẹ của bé có thỏa thuận khác hoặc người mẹ không đủ điều kiện về vật chất, giáo dục,… để trực tiếp trông nom, giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc con.”
Như vậy, để người cha có thể trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ có những cách giải quyết để giành được quyền nuôi con, cụ thể như sau:
– Chồng tiến hành thỏa thuận với vợ để mình là người trực tiếp nuôi con, trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ cháu,…
– Trường hợp không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi đứa trẻ thì người cha có thể tiến hành yêu cầu Tòa án cho mình được trực tiếp nuôi con nhưng phải chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con và bạn cần chứng minh được bạn đủ điều kiện cung cấp cho con về mọi mặt. Tòa án sẽ xem xét các yếu tố căn cứ dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con, căn cứ các điều kiện đối với sự phát triển về thể chất, học hành cho trẻ, đảm bảo tốt về mặt tinh thần cho trẻ.
>>> Quyền nuôi con sẽ thuộc về ai khi ly hôn
2. Điều kiện để Tòa án xem xét trao quyền nuôi con:
Hai phương diện về vật chất và tinh thần sau đây để Tòa án quyết định việc trao quyền nuôi con cho chồng hoặc vợ:
– Điều kiện về vật chất cho trẻ như: Ăn, ở, điều kiện học tập, sinh hoạt,… mà vợ hoặc chồng có thể dành, có thể cung cấp cho con. Tòa án sẽ dựa trên thu nhập của mỗi bên, chỗ ở và tài sản của cha mẹ;
– Phương diện về tinh thần: Dựa trên thời gian chăm sóc, thời gian giáo dục, dạy dỗ con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, tình cảm mà mỗi bên đã dành cho con từ trước cho đến thời điểm hiện tại, nhân cách, trình độ, đạo đức,… của mỗi bên.
Như vậy, nếu người chồng chứng minh được người vợ của mình không đáp ứng đủ điều kiện về vật chất, cũng như không đáp ứng đủ điều kiện về tinh thần, đồng thời người chồng cũng cần chứng minh mình đủ khả năng chăm sóc cháu thì người chồng hoàn toàn có thể được tòa án ra quyết định giao con dưới 36 tháng tuổi. Cụ thể người chồng cần cung cấp cho Tòa án chứng cứ như nơi ở của vợ ở đâu, thu nhập của vợ, điều kiện nơi mà người vợ sinh sống, trình độ văn hóa của người vợ ra sao, tình cảm của vợ dành cho con, cách giáo dục của vợ đối với con,… Thêm vào đó, người chồng cần cung cấp chứng cứ chứng minh mình đủ điều kiện nuôi con như nghề nghiệp của mình, thu nhập bao nhiêu, nơi ăn ở hiện tại, thời gian giành cho con, tình cảm đối với con,…
Hy vọng bài viết trên giúp bạn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, hãy liên hệ với chúng tôi để có thể nắm chắc quyền nuôi con bởi đội ngũ pháp lý giàu kinh nghiệm sẽ hướng dẫn bạn tận tình.
- Những số điện thoại không nên nghe mới nhất 2023 - 28/11/2023
- Bị người khác sử dụng hình ảnh để lừa đảo phải làm gì? - 14/11/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 05/11/2023