logo

Quyền nuôi con sẽ thuộc về ai khi ly hôn

Vấn đề ly hôn hiện nay không còn quá xa lạ và đặt nặng vấn đề thuần phong mỹ tục như trước. Với những mâu thuẫn không thể giảng hòa , việc đưa đến mức phải ly hôn đề ra những vấn đề cần giải quyết. Hậu ly hôn đưa đến các vấn đề cần giải quyết như phân chia tài sản và đặc biệt là tranh giành quyền nuôi con. Tuy nhiên, việc giành quyền nuôi con phải do đúng với quy định của pháp luật. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ về các quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn

I. Các trường hợp cha mẹ có quyền chăm sóc con sau khi ly hôn

Theo luật pháp Việt Nam, sau khi 2 vợ chồng ly hôn, thì đối với con cái, cả cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng . Con cái nằm trong đối tượng chưa thành niên, đã đủ tuổi thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất khả năng lao động. Điều này được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật Hình Sự và các luật có liên quan.

♦ Làm rõ hơn đối với các trường hợp sau:

Con nằm trong đối tượng chưa thành niên : theo bộ Luật dân sự thì người dưới 18 tuổi là đối tượng chưa thành niên

Mất hành vi dân sự : những người trên độ tuổi thành niên (trên 18 tuổi) nhưng thuộc trong các trường hợp mất hành vi dân sự trong Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015. Trong luật nêu rõ, các trường hợp như: bị tâm thần, mất khả năng nhận thức..

Mất khả năng lao động: trường hợp trên , đã trên 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động nuôi sống bản thân : tàn tật, khuyết tật …

quyền nuôi con sau ly hôn

II. Việc phân chia quyền nuôi con

Nếu sau khi ly hôn, con cái thuộc trong các trường hợp như trên thì cha mẹ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Theo quy định của pháp luật, một trong hai là người có trách nhiệm trực tiếp nuôi dưỡng, người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nom con. Toàn bộ việc phân chia người trực tiếp nắm quyền nuôi con được thực hiện trong các trường hợp sau :

♦ Trường hợp 1 :

Cả 2 vợ chồng đều đã có thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con; đối với quyền và nghĩa vụ của cả hai bên sau khi ly hôn . Nếu các thỏa thuận là hợp pháp, thì vấn đề trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thực hiện đúng như theo thỏa thuận.

⇒ Ví dụ : Nếu 2 vợ chồng trước khi ly hôn, đã cùng nhau thống nhất chia quyền nuôi con cho người mẹ. Người mẹ đủ yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu cầu này về sức khỏe và kinh tế đủ để chăm sóc con. Thì quyền sẽ được giao cho người mẹ.

♦ Trường hợp 2:

Trong trường hợp cả 2 người đều không đi đến thỏa thuận thống nhất hoặc các thỏa thuận đó không đúng với pháp luật ( cưỡng ép, lừa gạt, hăm dọa … ) Thì Tòa án nhân dân sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi. Việc gia con cho bên nào nuôi được căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu đứa trẻ đã từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con.

⇒ Ví dụ: Người chồng ép buộc người vợ phải để con cho mình nuôi, trong khi người vợ đủ điều kiện nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét và quyết định giao cho 1 trong 2 người nuôi trực tiếp.

♦ Trường hợp 3:

Trường hợp đứa trẻ còn dưới 36 tháng tuổi phải được trực tiếp giao cho người mẹ nuôi. Nếu trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng trực tiếp hoặc đã có những thỏa thuận khác hợp lý với điều kiện của người con thì đứa trẻ sẽ được người cha nuôi hoặc làm theo thỏa thuận.

⇒ Ví dụ: Nếu đứa trẻ con nhỏ ( điều kiện dưới 36 tháng tuổi ) lúc này rất cần sự chăm sóc của mẹ để đủ điều kiện phát triển nên lúc này , quyền trực tiếp nuôi con được trao cho người mẹ .

Vậy nên, sau khi ly hôn, quyền trực tiếp nuôi con được thực hiện theo thỏa thuận hợp pháp của 2 vợ chồng. Nếu cả 2 đều không thể đi đến thỏa thuận, tranh chấp quyền nuôi con, thì lúc này, Tòa án sẽ đứng ra giao quyền trực tiếp nuôi con cho một bên đủ điều kiện để nuôi con hơn ( về kinh tế, sức khỏe… ) Riêng đối với các trường hợp đứa bé dưới 36 tháng tuổi, để đảm bảo đứa bé được chăm sóc mọi mặt về sức khỏe cũng như điều kiện phát triển thì quyền nuôi con trực tiếp được giao cho người mẹ.

Các căn cứ phân chia lại quyền nuôi con

Sau khi đã hoàn tất việc phân chia quyền nuôi con thì các bên thực hiện theo đúng thỏa thuận hoặc quyết định của Toà án. Nhưng đối với các trường hợp có yêu cầu từ cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức thì Tòa án có thể ra quyết định lại quyền trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi này dựa trên các căn cứ sau đây :

– Cả cha và mẹ đã có thỏa thuận thay đổi lại quyền trực tiếp nuôi con ( Ở đây vẫn phụ thuộc lớn nhất đế lợi ích của người con )

– Người đang trực tiếp nuôi con lúc này không còn đủ điều kiện để  trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.

Trên đây là toàn bộ các vấn đề về việc phân chia quyền nuôi con sau khi ly hôn. Nếu còn thắc mắc hoặc bất kỳ vấn đề gì cần được giải đáp, khách hàng có thể trực tiếp liên hệ tới Luật Hùng Sơn theo số điện thoại 1900 6518

5/5 - (1 bình chọn)
  • nhà e sinh đôi 1 trai 1 gái hiện dưới 36 tháng nếu ly hôn thì bố có được quyên nuôi con không ạ và nếu được nuôi thì được nuôi bé trai hay bé gái gia đình bố đủ điều kiện để nuôi con

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top