Kinh nghiệm giành quyền nuôi con, ly hôn, cha muốn giành quyền nuôi con, mẫu đơn giành quyền nuôi con, chứng minh thu nhập để giành quyền nuôi con, có nên giành quyền nuôi con, thuê luật sư giành quyền nuôi con, bằng chứng để giành quyền nuôi con, giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn. Khi 2 vợ chồng ly hôn thì việc tranh chấp về quyền nuôi con là việc không thể tránh khỏi. Vậy theo pháp luật Việt Nam, liệu một bên có thể giành quyền nuôi cả 2 con hay không? Cùng xem bài viết tư vấn chi tiết của luật sư Hùng Sơn sau đây nhé :
Có thể giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn không?
Em xin chào luật sư: Em có vấn đề mong được Luật sư giải đáp giúp ạ. Em năm nay 28 tuổi và đã kết hôn được 5 năm, hiện tại đã có 2 bé gái (1 bé chuẩn bị tròn 4 tuổi, còn một bé cũng gần 3 tuổi). Do cuộc sống gia đình có nhiều khúc mắc không thể giải quyết được nên em muốn ly hôn.
Chồng em là người có điều kiện về kinh tế hơn, quen biết nhiều hơn. Em thì chỉ làm nhà nước, mức lương cũng chỉ có tầm 6 triệu đến 7 triệu. Em không cần phải chia tài sản hay gì hết, chỉ mong muốn được nuôi 2 con để chúng không phải chịu cảnh chi cắt. Chồng em là con một nên chắc chắn sau này sẽ phải đi bước nữa. Em thì không muốn sau này con em phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng. Nhưng em biết chồng em sẽ không chịu để cho em một mình nuôi 2 đứa con. Vậy giờ em phải làm thế nào ạ? Mong Luật sư giúp đỡ ạ !
Luật sư của Hùng Sơn xin được tư vấn như sau
1. Đối với cháu bé 4 tuổi
Luật không có quy định về trường hợp trẻ từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi sẽ giao cho ai nuôi. Chính vì vậy, để có thể được quyền trực tiếp nuôi con, bạn cần phải chứng minh được mình có khả năng nuôi con tốt hơn chồng, chứng minh một số căn cứ sau :
Về tài chính: Có khả năng tài chính để chăm sóc con
Về tinh thần: Có thời gian chăm sóc, vui chơi cùng bé.
Ngoài ra, cần lưu ý tới trường học, chỗ ở cho trẻ…
Theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 cũng không phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập của cha mẹ, nên việc chồng chị là người có điều kiện kinh tế tốt hơn và quan hệ rộng không có nghĩa chồng có điều kiện tốt hơn chị trong việc nuôi con.
2. Đối với cháu dưới 3 tuổi, sẽ thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014
Theo Luật hôn nhân gia đình 2014 tại Điều 81 có quy định, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, ngoại trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con và chăm sóc con thì cha mẹ có thể tự thỏa thuận sao cho phù hợp với lợi ích của con.
Không cấp dưỡng cho con có sao không?
Theo như quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định tại Điều 82 thì cha mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hàng tháng.
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Nếu trong trường hợp cha mẹ không trực tiếp nuôi con lại không thực hiện cấp dưỡng hàng tháng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 tại Điều 186, nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm này :
“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không chấp hành án theo quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
“Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”
Để được tư vấn hồ sơ ly hôn mời các bạn xem thêm tại đây!
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.