Giải phóng dân tộc là gì? Ý nghĩa của giải phóng dân tộc

  • Luật sư Luyện Ngọc Hùng |
  • 17-02-2023 |
  • Tin tức , |
  • 320 Lượt xem

Giải phóng dân tộc là gì? Để giành được độc lập, tự do như ngày hôm nay, dân tộc ta đã đánh đổi cả máu và nước mắt để giải phóng dân tộc. Vậy giải phóng dân tộc là gì? Có ý nghĩa như thế nào, mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây.

Quảng cáo

Giải phóng dân tộc là gì?

Giải phóng dân tộc là cuộc đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trong thời kỳ bị các nước tư bản xâm chiếm vào thế kỷ XX, hầu hết là sau Chiến tranh thế giới thứ 2 – năm 1945

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước kém phát triển hầu hết là thuộc địa của các nước giàu có, Việt Nam cũng là một trong số đó. Sự bóc lột tàn bạo của các nước này làm cho nhân dân của nước thuộc địa vô cùng cơ cực, gây ra nhiều mâu thuẫn giữa người dân thuộc địa và chính phủ chính quốc, từ đó xuất hiện nhiều phong trào đòi quyền tự do, độc lập dân tộc, tuy nhiên nhanh chóng bị dập tắt.

Ý nghĩa của giải phóng dân tộc

Giải phóng dân tộc chính là tiền đề để đi tới xã hội chủ nghĩa, đi đến mục đích vì con người, do con người.  

Giải phóng dân tộc là một cống hiến vô cùng quan trọng vào kho tàng lý luận Mác – Lênin.

Đối với thực tiễn thì góp phần định hướng phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khác trên thế giới trong thời kỳ bấy giờ.

Nội dung của cách mạng giải phóng dân tộc là gì?

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc:

  • Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản: 

Cách mạng vô sản trước hết là giành lại độc lập và dần dần từng bước đi tới xã hội cộng sản. Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản là đội tiên phong. Lực lượng cách mạng chính là khối đoàn kết toàn dân, nòng cốt chính là liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp lao động trí óc. Bên cạnh đó thì sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, nên cần phải đoàn kết quốc tế.

Quảng cáo
  • Giải phóng dân tộc trong thời đại mới cần phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo:

Năm 1930, Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, là một chính Đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác Lê- nin làm nền tảng tư tưởng, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, có quan hệ mật thiết với quần chúng. Như vậy Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động. Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam và trở thành nhân tố hàng đầu đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng.

  • Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc:

Trong lực lượng giải phóng dân tộc, giai cấp công nhân và nông dân có số lượng đông nhất nên có sức mạnh lớn nhất. Vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò động lực cách mạng của hai giai cấp này. Bên cạnh đó, Người cũng không coi nhẹ khả năng tham gia cách mạng giải phóng dân tộc của các tầng lớp và giai cấp khác. Người coi tiểu tư sản và tư sản dân tộc và một bộ phận giai cấp địa chủ là bạn đồng minh của Cách mạng.

  • Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước Cách mạng vô sản ở chính quốc:

Theo Người, giữa Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và Cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, có tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc hay quan hệ chính phụ. Nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc có thể chủ động đứng lên và đem sức giải phóng cho nhân dân ta giành thắng lợi trước Cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây chính là một luận điểm sáng tạo, có giá trị thực tiễn to lớn, một cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh vào khi tàng lý luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin.

  • Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực:

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng khác hẳn với bạo lực của thế lực đế quốc xâm lược. Xuất phát từ hòa bình, từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh mạng của con người. Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng, khi không còn khả năng hòa hoãn.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với giải phóng dân tộc là gì?

Mục tiêu hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc chính là việc tập hợp được tất cả các lực lượng quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân và nông dân để có thể tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đi theo con đường cách mạng vô sản.

Tiếp thu những tư tưởng, lý luận sắc bén của chủ nghĩa Mác lênin, Nguyễn Ái quốc đã có những biến chuyển trong tư tưởng của mình. Người đã vận dụng sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử để đưa ra những đường lối đúng đắn với cách mạng của nước ta. 

Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh vai trò của việc đoàn kết với phong trào cách mạng quốc tế, không để chủ nghĩa tư bản có điều kiện cô lập phong trào giành độc lập và các cuộc cách mạng của từng quốc gia và từng thuộc địa.

Nếu còn những vấn đề liên quan cần tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ tổng đài Luật Hùng Sơn 1900 6518 để được tư vấn.

Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn