Hiện nay, tình trạng giả mạo chữ ký khi thực hiện các giao dịch hay làm các thủ tục, giấy tờ pháp lý ngày càng nhiều. Tùy thuộc vào mức độ và hậu quả gây ra, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo chữ ký. Giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản là gì? Luật Hùng Sơn sẽ làm rõ qua bài viết sau đây:
Thế nào là giả mạo chữ ký?
Chữ ký là một biểu tượng viết tay của con người, có thể là tên, biệt danh hay một ký hiệu bất kỳ để thể hiện dấu ấn của một người. Do vậy, chữ ký của mỗi người sẽ do chính người ấy sáng tạo ra nên thường khó có sự trùng lặp.
Giả mạo chữ ký được hiểu là hành vi tạo ra biểu tượng viết tay không thực của người khác nhằm mục đích vụ lợi hoặc mục đích cá nhân khác. Chủ thể thực hiện hành vi này gồm cả những người có chức vụ, quyền hạn và những người không có chức vụ, quyền hạn.
Giả mạo chữ ký hiện nay được thực hiện dưới nhiều dạng với nhiều mục đích khác nhau gây nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác, đồng thời làm giảm uy tín của các cơ quan Nhà nước. Tùy theo hành vi và mức độ hậu quả gây ra, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự về tội tương ứng. Trong đó, hành vi giả mạo chữ ký để chiếm đoạt tài sản là hành vi phạm tội phổ biến nhất.
Xử phạt hành chính hành vi giả mạo chữ ký
Tùy vào từng lĩnh vực và mức độ vi phạm mà việc giả mạo chữ ký có mức xử phạt hành chính khác nhau. Dưới đây là mức xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực:
– Giả mạo chữ ký trong hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người yêu cầu đăng ký trong phiếu yêu cầu đăng ký hoặc chữ ký trong văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải toả kê biên tài sản để thi hành án dân sự.
– Giả mạo chữ ký trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trong tác phẩm. Đồng thời, buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
– Giả mạo chữ ký trong lĩnh vực kiểm toán:
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với trường hợp chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký.
Tội giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản xử lý như thế nào?
Hành vi giả mạo chữ ký mà được thực hiện bởi người có quyền hạn, chức vụ với mức độ vi phạm phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì căn cứ theo Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 về tội giả mạo trong công tác sẽ có các khung hình phạt sau:
(1) Người nào vì vụ lợi thực hiện giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn thì bị phạt tù từ 01 năm – 05 năm.
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm – 10 năm:
– Có tổ chức.
– Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu.
– Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm – 15 năm:
– Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả.
– Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm – 20 năm:
– Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên.
– Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
(5) Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Trên đây là bài viết về Giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản của Luật Hùng Sơn. Hãy liên hệ ngay đến hotline: 19006518 Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bạn đang gặp phải.
- Dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại Hải Dương - 30/11/2023
- Dịch vụ đăng ký mã vạch tại Khánh Hòa nhanh nhất - 29/11/2023
- Dịch vụ đăng ký mã vạch tại Lạng Sơn nhanh nhất - 27/11/2023