Muốn khởi công một công trình xây dựng thì cần phải có giấy phép xây dựng – một trong những văn bản pháp lý được cơ quan chức năng cung cấp. Tuy nhiên thủ tục xin cấp phép lại khá rườm rà và phải qua nhiều bước nên khiến nhiều người gặp rắc rối. Vậy điều kiện và thủ tục cấp giấy phép xây dựng gồm những gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Quảng cáo
Một ví dụ của giấy phép xây dựng. ( Ảnh: Internet)
Những điều cần biết về thủ tục cấp giấy phép xây dựng
1. Các công trình xây dựng phải làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng:
Điều 89 củaLuật xây dựng năm 2014 có quy định các trường hợp không cần xin giấy phép xây dựng. Vì vậy, nếu công trình không nằm trong danh sách thì phải làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Theo đó, các công trình nằm trong danh sách bao gồm:
a. Công trình thuộc bí mật Nhà nước, được xây dựng theo lệnh khẩn cấp hoặc các công trình nằm trên địa bàn thuộc hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
b. Công trình được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư và thuộc dự án đầu tư xây dựng.
c. Công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính.
d. Công trình phù hợp với quy hoạch xây dựng dù được xây dựng theo tuyến ngoài đô thị và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc được chấp thuận về hướng tuyến công trình.
e. Công trình xây dựng có quy hoạch chi tiết 1/500, thuộc dự án khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra, công trình cần được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này.
f. Nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 thuộc dự án phát triển đô thị hoặc dự án phát triển nhà ở và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
g. Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực và công năng sử dụng. Hơn nữa, không làm ảnh hưởng tới môi trường và sự an toàn của công trình.
h. Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị. Ngoài ra, công trình trên cũng cần có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
i. Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt, chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
j. Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và nhà ở riêng lẻ ở nông thôn. Tuy nhiên, loại trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
k. Chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi đối với các công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này. Ngoài ra, chủ đầu tư cần nộp hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để lưu hồ sơ.
2. Các điều kiện cần để được cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị được quy định đầy đủ và rõ ràng tại Điều 93 Luật Xây dựng 2014 như sau:
– Đất theo quy hoạch sử dụng được phê duyệt phải phù hợp với mục đích sử dụng.
– Các công trình, công trình lân cận được đảm bảo an toàn. Đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông cũng phải được bảo đảm an toàn; khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại…cũng cần được bảo đảm.
– Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ ngoài việc được thực hiện theo quy định , còn phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đối với nhà ở thuộc khu vực đô thị. Nhà ở riêng lẻ phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị đối với trường hợp nhà ở thuộc các tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng.
Nhà ở riêng lẻ phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đối với trường hợp nhà ở tại nông thôn khi xây dựng.
Các thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
Thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định rõ ràng tại điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD gồm các tài liệu giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu.
– Bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất cần có bản sao hoặc tệp tin lưu trữ theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt cũng cần có bản sao hoặc tệp tin chứa theo quy định của pháp luật về xây dựng. Với mỗi bộ bản vẽ, cần đính kèm theo sơ đồ vị trí công trình và bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500, bản vẽ các mặt đứng, các tầng và các mặt cắt chính theo tỷ lệ 1/50 – 1/200. Ngoài ra, bộ bản vẽ này còn gồm bản vẽ mặt bằng móng với tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50. Được đính kèm theo đó là sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, cấp điện-nước và xử lý nước thải với tỷ lệ 1/50 – 1/200.
Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng đã thẩm định thiết kế xây dựng của công trình, bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp của các bản vẽ thiết kế nêu trên đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
– Trường hợp ngoài các tài liệu đã nêu, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư được áp dụng cho công trình xây chen có tầng hầm. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho công trình cũng như các công trình lân cận.
– Những công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư để đảm bảo tính an toàn cho công trình đó.
Một mẫu đơn cần có cho thủ tục cấp giấy phép xây dựng( Ảnh: internet)
Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn cần nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện. Đối với nhà ở riêng lẻ, thời gian cấp Giấy phép xây dựng là 15 ngày. Trường hợp đến thời hạn nhưng cần phải xem xét thêm, bạn sẽ được cơ quan cấp giấy phép thông báo bằng văn bản, thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn cấp giấy phép.
Vậy là chúng tôi vừa tổng hợp lại những trường hợp cần làm giấy phép xây dựng cũng như các thông tin cần biết về thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Mong rằng những thông tin trên sẽ có ích với quý bạn đọc.
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.