Cứ mỗi dịp lễ đến không khó để bắt gặp những lời mời chào, quảng cáo, giới thiệu về dịch vụ thuê người yêu trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, dịch vụ này có được pháp luật công nhận?
Dịch vụ thuê người yêu có hợp pháp không?
Hiện nay, theo pháp luật dân sự và pháp luật thương mại của Việt Nam, không có bất cứ quy định nào về dịch vụ thuê người yêu. Ngoài ra loại hình kinh doanh này trong hệ thống ngành nghề kinh tế. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu của xã hội nên có thể coi cho thuê người yêu là một dạng của dịch vụ.
Theo quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng phải trả tiền cho bên cung ứng.
Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, các bên trong giao dịch dân sự phải đáp ứng các điều kiện:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Như vậy, nếu các công việc trong loại dịch vụ này là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Bên cạnh đó được xã hội thừa nhận và tôn trọng và xuất phát từ tinh thần tự nguyện thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Lưu ý dịch vụ cho thuê người yêu
Cần lưu ý một số việc làm tuyệt đối không được thực hiện như lợi dụng thuê người yêu để hiếp dâm, cưỡng dâm, mại dâm, môi giới mại dâm,… Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, để có một ngày lễ vui vẻ, hai bên có thể thỏa thuận với nhau về tiêu chuẩn “người yêu”. Tiền dịch vụ và việc giữ bí mật thông tin trong suốt thời gian thực hiện dịch vụ này.
Tuy nhiên, dịch vụ cho thuê “người yêu” tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do hai bên đều là những người xa lạ. Cho đến nay, những người sử dụng vẫn chưa được pháp luật bảo vệ nên cần cân nhắc khi lựa chọn dịch vụ này.
Thuê người yêu đi chơi ngày 8/3: Khi nào phạm luật?
Pháp luật không cấm cung cấp cho thuê người yêu nếu thảo mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Điều này cũng có nghĩa, nếu trường hợp cung cấp dịch vụ cho thuê người yêu nhằm mục đích môi giới mại dâm, hiếp dâm, cưỡng dâm… Được coi là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
Trong đó, một trong các hành dễ vi phạm pháp luật là lợi dụng dịch vụ thuê người yêu đi chơi để mua, bán dâm, môi giới mại dâm. Cụ thể mức xử phạt đối với các hành vi này như sau:
Lợi dụng dịch vụ cho thuê người yêu để thực hiện mua bán dâm
Căn cứ theo Điều 24, Điều 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
* Đối với hành vi mua dâm
- Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng nếu mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.
* Đối với hành vi bán dâm
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 – 500.000 đồng;
- Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc.
Ngoài ra, nếu thực hiện hành vi mua dâm với người dưới 18 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 329 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt tù lên đến 15 năm.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp lợi dụng dịch vụ này tổ chức môi giới mại dâm có thể bị phạt tù đến 15 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt đến 50 triệu đồng.
Trên đây là giải đáp về dịch vụ thuê người yêu hợp pháp không? Mọi vấn đề còn vướng mắc bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6518 để được Luật Hùng Sơn hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
- Mã ngành 4690 là gì? Thủ tục bổ sung như thế nào? - 07/09/2024
- Mã ngành 5229 là gì? Gồm những nhóm nào? - 06/09/2024
- Mã ngành 5224 là gì? Gồm những nhóm nào - 03/09/2024