Dịch vụ pháp lý là gì? Ai được làm dịch vụ pháp lý? Các quy định pháp luật về hoạt động dịch vụ pháp lý. Cùng Luật hùng Sơn theo dõi bài viết sau.
Dịch vụ pháp lý là gì?
Dịch vụ pháp lý là ngành nghề cung cấp về các dịch vụ pháp lý, pháp luật, nhằm cung cấp các giải pháp về vấn đề pháp lý liên quan và phát sinh từ các hoạt động của đời sống cá nhân, tổ chức trong xã hội. Về cơ bản, dịch vụ pháp lý được thể hiện qua 4 khía cạnh sau: Dịch vụ pháp lý cho lĩnh vực Kinh doanh, Dịch vụ pháp lý cho các khía cạnh Dân sự, Dịch vụ pháp lý về Quản lý trật tự Hành chính và Dịch vụ pháp lý nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp về dân sự, hành chính, kinh doanh.
Ai được làm dịch vụ pháp lý?
Trước đây, theo Pháp lệnh Luật sư 1987, đối tượng được làm dịch vụ pháp lý bao gồm Luật sư, Luật sư tập sự và những người có đủ các tiêu chuẩn đã quy định tại phần II, Thông tư 1119/QLTPK ngày 24-12-1987 của Bộ Tư pháp (gọi tắt là “Người khác”). “Người khác” theo Thông tư 1119 phải hội đủ điều kiện: Có tư cách đạo đức; Đã tốt nghiệp đại học pháp lý hoặc đã qua công tác pháp lý từ 5 năm trở lên và có kiến thức tương đương đại học pháp lý. Điều đáng lưu ý là vào thời điểm đó, chuyên viên tư vấn pháp luật tại các văn phòng dịch vụ pháp lý (bao gồm Luật sư, Luật sư tập sự, “người khác”) chỉ được thực hiện tư vấn về giải đáp pháp luật; Tư vấn về cơ sở pháp lý của các hoạt động kinh tế, xã hội, quản lý xí nghiệp: Tư vấn trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, dân sự và lao động; Hướng dẫn xây dựng các nội quy, quy chế cơ sở… mà không được phép đại diện cho đương sự để tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế và tranh chấp dân sự hoặc thay mặt đương sự trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đề nghị giải quyết một việc cụ thể.
So với Pháp lệnh Luật sư 1970, quy định về đối tượng được làm dịch vụ pháp lý theo pháp lệnh hiện hành có hạn chế lớn nhưng phạm vi lại được mở rộng hơn rất nhiều. Theo Pháp lệnh Luật sư 2001 và Nghị định 94/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12-12-2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư, chỉ những người được Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư và tham gia một tổ chức hành nghề Luật sư (Văn phòng Luật sư hay Công ty luật hợp danh) thì mới được làm dịch vụ pháp lý. Luật sư tập sự khi hoạt động dịch vụ pháp lý là theo sự phân công của Luật sư hướng dẫn và phải được sự đồng ý của khách hàng. Luật sư tập sự không được ký vào văn bản tư vấn pháp luật và phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc mà mình thực hiện trước Luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề Luật sư nơi mình tập sự. Dịch vụ pháp lý là gì
Văn bản pháp luật hiện hành không quy định “người khác” được hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Như vậy có thể thấy, theo quy định mới này, chỉ Luật sư mới được làm dịch vụ pháp lý. Ngoài việc hoạt động dịch vụ pháp lý trong nước, Pháp lệnh Luật sư và Nghị định 94 còn cho phép Luật sư được quyền thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài theo sự phân công của Văn phòng Luật sư hoặc Công ty luật hợp danh nơi Luật sư đó tham gia hành nghề. Việc thoả thuận về công việc, mức thù lao trong hợp đồng dịch vụ pháp lý bên ngoài lãnh thổ Việt Nam do các bên thỏa thuận nhưng không được trái với Pháp lệnh Luật sư, Nghị định 94 và các quy định pháp luật khác.
Các quy định pháp luật về hoạt động dịch vụ pháp lý
Khác với những ngành nghề khác, lĩnh vực cung ứng dịch vụ pháp lý là một ngành có tính chất đặc thù. Chính vì vậy, những tổ chức, đơn vị hành nghề dịch vụ pháp lý cần đáp ứng các điều kiện của pháp luật sau đây:
Thứ nhất, các hành vi bị nghiêm cấm
+ Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc). Không được vừa tham gia tư vấn và bảo vệ cho cả nguyên đơn và bị đơn trong cùng một vụ việc hay vụ án. Điều này sẽ không đảm bảo nguyên tắc công tâm, minh bạch, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng.
+ Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật. Đây không chỉ là hành vi gây sai lệch hồ sơ, vi phạm nghiêm trọng đến quá trình bảo vệ quyền lợi của khách hàng, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà còn là đạo đức của một người hành nghề luật, là người bảo vệ công lý, lẽ phải chính vì vậy không được xảy ra những tình trạng như trên.
+ Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác. Thông tin riêng tư, bí mật của mỗi người là điều bất khả xâm phạm và những người không có liên quan trừ cơ quan nhà nước thì bất kỳ đối tượng nào cũng có quyền tung tin, lan truyền những thông tin của khách hàng. Việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, danh dự của khách hàng.
+ Sách nhiễu, lừa dối khách hàng. Một số cá nhân hành nghề Luật có thái độ cư xử xem thường, hách dịch, khinh bỉ khách hàng là những người nông dân, lao động nghèo khổ để có thể yêu cầu họ trả phí dịch vụ cao hơn. Một số khác lợi dụng sự thiếu hiểu biết của pháp luật mà phóng đại vụ việc từ đó khiến khách hàng tin rằng cần phải chi nhiều tiền để có thể được giải quyết nhanh chóng và có lợi nhất cho mình.
+ Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
+ Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;
+ Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Dịch vụ pháp lý là gì
+ Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;
+ Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng. Những cơ quan, tổ chức này có thể là bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại các phường, quận, huyện, thành phố hoặc những cán bộ giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước, hoặc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân…
+ Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.
Thứ hai, phạm vi hành nghề luật sư
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện tư vấn pháp luật đối với các vấn đề về tranh chấp hợp đồng kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, đất đai…
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. Cụ thể là những hoạt động liên quan đến kinh tế như tham gia đòi quyền lợi của hợp đồng lao động khi bị chủ doanh nghiệp sa thải trái pháp luật, tham gia đại diện khách hàng yêu cầu người có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của khách hàng đính chính, công khai xin lỗi…
- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật luật sư như soạn đơn khởi kiện đòi chia di sản thừa kế, đơn ly hôn, đơn khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của khách hàng…
Thứ ba, hình thức hành nghề
Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:
- Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư.
- Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật luật sư cụ thể như sau:
+ Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư. Là làm việc tại các doanh nghiệp, công ty chuyên mảng pháp chế doanh nghiệp.
+ Trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Đây là loại bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, có trách nhiệm bồi thường cho những người tham gia trước những thiệt hại về tài chính mà bên bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường. Trong quá trình thực hiện các công việc thuộc chuyên môn nghề nghiệp của mình như tư vấn pháp lý, tranh tụng,.. gặp phải những sai sót hay bất cẩn thì người được bảo hiểm đều được bồi thường thiệt hại nếu trong phạm vi gói bảo hiểm đó.
+ Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
Thứ tư, nhận và thực hiện vụ, việc của khách hàng
- Luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ, việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ, việc trong phạm vi yêu cầu của khách hàng.
- Khi nhận vụ, việc, luật sư thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
- Luật sư không chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho luật sư khác làm thay, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc trường hợp bất khả kháng.
Đây là quy định nhằm bảo vệ thông tin khách hàng, vì đa số những vụ việc cần đến sự giúp đỡ của Luật sư đều là những vụ việc liên quan đến thông tin, bí mật cá nhân, kinh doanh của mình. Vì vậy, ít ai mong muốn thông tin của mình bị nhiều người biết đến, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm và hình ảnh của công ty họ. Chình vì vậy, họ mong muốn vụ việc của mình sẽ do một Luật sư đảm nhiệm và xử lý.
Thứ năm, bí mật thông tin
- Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình. Dịch vụ pháp lý là gì
Người hành nghề Luật thì sẽ luôn biết được đây là những thông tin mà không được tiết lộ cho những người không liên quan để bảo vệ khách hàng và giữ uy tín, sự chuyên nghiệp của một người hành nghề luật.
Thứ sáu thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
- Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
- Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:
+ Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
+ Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;
+ Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có); Dịch vụ pháp lý là gì
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý sẽ do các bên cùng nhau thỏa thuận, thống nhất với các phương án phí và giai đoạn thanh toán phù hợp với lợi ích của các bên. Và được in thành nhiều bản, mỗi bên có thể giữ ít nhất 1 bản để làm cơ sở giải quyết cho những vấn đề phát sinh sau này.
Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Dịch vụ pháp lý là gì? Ai được làm dịch vụ pháp lý?”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!
- Chiếm hữu là gì? Bảo vệ việc chiếm hữu như thế nào? - 04/06/2023
- Đồ án là gì? Hướng dẫn cách làm đồ án tốt nghiệp - 03/06/2023
- Thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh dược là gì? - 02/06/2023