Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là nơi tập trung dân số từ khắp nơi trên cả nước. Việc này dẫn đến số lượng hàng quán, dịch vụ ăn uống tại Hà Nội rất phát triển. Nếu bạn đang có ý định mở nhà hàng hoặc cơ sở ăn uống thì Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một thủ tục cần thiết đối với các chủ thể kinh doanh dịch vụ ăn uống và thực phẩm. Cùng với Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết dưới đây để có thể làm rõ vấn đề này
Cơ sở pháp lý
- Luật an toàn thực phẩm 2010
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP) là sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về y tế đối với các cơ sở; đơn vị sản xuất; kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; chứng minh được sản phẩm mình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
Tại sao phải cần giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội?
Đây là quy định bắt buộc của pháp luật theo quy định tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động”
Nếu không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP. Bị áp dụng các mức phạt tiền có thể kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm; Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm
Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bị hình sự hóa theo quy định tại Khoản 119 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Hồ sơ đăng ký làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội?
Khi tiến hành nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền thuộc thành phố Hà Nội thì hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành
Các điều kiện để cấp giấy phép vệ sinh và an toàn thực phẩm là gì?
Một cơ sở đáp ứng các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm để được cấp giấy phép phải đáp ứng các điều kiện sau :
Thứ nhất, về địa điểm kinh doanh để xin giấy phép
- Có một vị trí và khu vực thích hợp, có khoảng cách an toàn với các nguồn độc hại, nguồn ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
- Có đủ nước để đáp ứng các quy định kỹ thuật phục vụ sản xuất và kinh doanh thực phẩm;
- Có đủ thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu thô, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước khử trùng, thiết bị phòng ngừa và kiểm soát côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải và vận hành thường xuyên theo luật về bảo vệ môi trường;
Thứ hai, về việc đảm bảo chế biến, sản xuất và bảo quản thực phẩm
- Duy trì các điều kiện để đảm bảo an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc và nguồn gốc của nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ các quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của những người trực tiếp sản xuất và kinh doanh thực phẩm;
Thứ ba, về đơn xin cấp giấy phép vệ sinh và an toàn thực phẩm
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm phải chính xác và có tất cả các thành phần theo quy định, cụ thể :
- Mẫu đơn xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giải thích về các cơ sở vật chất, thiết bị và công cụ để đảm bảo vệ sinh thực phẩm và các điều kiện an toàn theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ sở hữu cơ sở và người trực tiếp sản xuất và kinh doanh thực phẩm, được cấp bởi một cơ sở y tế cấp huyện hoặc cấp cao hơn;
- Giấy chứng nhận đào tạo kiến thức về an toàn thực phẩm và vệ sinh của chủ sở hữu cơ sở và của người trực tiếp sản xuất và kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Thủ tục làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội?
Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất; kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện.
Lưu ý: Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội của Luật Hùng Sơn
Luật Hùng Sơn với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong việc làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội đưa ra dịch vụ tối ưu cho quý khách:
- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Hà Nội
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh cho quý khách
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!