Đi nghĩa vụ Quân sự không chỉ là một nghĩa vụ mà đó còn là quyền lợi của công dân. Tham gia thực hiện nghĩa vụ Quân sự mang lại những trải nghiệm tuổi trẻ đáng giá, bổ ích, giúp rèn luyện tinh thần, thân thể. Ngoài ra, trong và sau khi xuất ngũ công dân cũng nhận được nhiều chế độ đãi ngộ ưu ái từ Nhà nước. Trong bài viết này các chuyên gia của Luật Hùng Sơn sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn đi nghĩa vụ Quân sự có lợi gì nhé!
1. Quyền lợi đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ
Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ sẽ có những quyền lợi sau đây:
1.1. Được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo Điều 7 của Thông tư 95/2016/TT-BQP, thời gian mà hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ sẽ được tính như là thời gian đang đóng BHXH. Nhờ đó, công dân đi nghĩa vụ Quân sự sẽ được hưởng các chế độ của BHXH theo quy định.
Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng các quyền lợi của BHXH
1.2. Nhận phụ cấp hàng tháng
Căn cứ theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp hàng tháng sẽ được tính theo hệ số nhân với mức lương cơ sở. Trong đó, mức lương cơ sở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là 1.490.000 đồng/tháng. Từ đó, có thể tính ra phụ cấp hàng tháng được nhận như sau:
Đối tượng | Hệ số phụ cấp | Mức phụ cấp |
Binh nhất | 0,45 | 670.500 đồng/tháng |
Binh nhì | 0,4 | 596.000 đồng/tháng |
Hạ sĩ quan | 0,5 | 745.000 đồng/tháng |
Trung sĩ | 0,6 | 894.000 đồng/tháng |
Thượng sĩ | 0,7 | 1.043.000 đồng/tháng |
1.3. Được phép hàng năm
Chế độ nghỉ phép năm khi tại ngũ sẽ được quy định tại Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP. Cụ thể:
- Được hưởng 10 ngày phép đối với trường hợp binh sĩ, hạ sĩ quan có thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng 13 trở lên. Lưu ý không tính ngày đi và ngày về.
- Đối với trường hợp binh sĩ, hạ sĩ quan đã nghỉ phép năm theo đúng chế độ, tuy nhiên, nếu gia đình gặp tai nạn như thiên tai, hỏa hoạn, có tang sự thì có thể được xét nghỉ thêm tối đa 5 ngày phép đặc biệt.
- Binh sĩ, hạ sĩ quan nghỉ phép về thăm nhà sẽ được hỗ trợ thanh toán tiền tàu xe, phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
1.4. Hưởng các chế độ nhân thân
Chế độ nhân thân được quy định như sau:
- Trợ cấp 03 triệu đồng/suất/lần cho trường hợp nhà ở gặp sự cố tai nạn như hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến sập, hư hỏng.
- rợ cấp 500.000 đồng/thân nhân/lần cho trường hợp thân nhân bị ốm đau từ 01 tháng trở lên. Hoặc thân nhân điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên cũng được hưởng mức trợ cấp này.
- Trợ cấp 02 triệu đồng/người cho trường hợp thân nhân từ trần, mất tích.
- Được miễn, giảm học phí cho con đẻ, con nuôi hợp pháp.
- Được đảm bảo tham gia BHYT cho thân nhân là cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, người nuôi dưỡng hợp pháp của binh sĩ, hạ sĩ quan tại ngũ.
Những lợi ích khi tham gia nghĩa vụ Quân sự
1.5. Tăng 250% phụ cấp khi kéo dài thời gian phục vụ
Đối với trường hợp binh sĩ, hạ sĩ quan tại ngũ được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì sẽ được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng mỗi tháng. Lưu ý:
- Phụ cấp được tính từ tháng 25 trở đi
- Không áp dụng cho binh sĩ, hạ sĩ quan thuộc diện đang chờ để chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công an, viên chức Quốc phòng.
- Không áp dụng cho trường hợp chờ đi học, đi thi tuyển sinh hoặc binh sĩ, hạ sĩ quan đang học tại các học viện, cơ sở đào tạo trong, ngoài Quân đội.
1.6. Một số quyền lợi khác
Ngoài ra, binh sĩ, hạ sĩ quan phục vụ tại ngũ còn được hưởng thêm một số quyền lợi sau:
- Miễn phí cước chuyển tiền, chuyển bưu phẩm, bưu kiện. Đồng thời, được cấp miễn phí 04 tem thư/tháng.
- Được tạm hoãn hoàn trả và không bị mất tiền lãi suất cho trường hợp vay vốn ngân hàng diện hỗ trợ đi học của học sinh, sinh viên hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ.
- Được cộng điểm ưu tiên trong các kỳ tuyển sinh theo quy định hiện hành cho các hạ sĩ quan, binh sĩ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức, văn hóa, sức khỏe.
2. Quyền lợi đối với hạ sĩ quan binh sĩ khi xuất ngũ
Không chỉ trong thời gian tại ngũ mà sau khi xuất ngũ hạ sĩ quan, binh sĩ cũng nhận được sự trợ cấp của nhà nước. Theo dõi ngay phần bài dưới đây để được tư vấn rõ hơn nhé!
2.1. Hưởng trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 27 trợ cấp cho trường hợp này như sau:
- Được hưởng chế độ BHXH một lần khi xuất ngũ. Trong đó, trợ cấp sẽ bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ.
- Trường hợp binh sĩ, hạ sĩ quan có tháng lẻ sẽ được tính như sau:
- Dưới 01 tháng thì không được hưởng trợ cấp xuất ngũ
- Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng thì sẽ được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở
- Từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng sẽ được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở
Ngoài ra, binh sĩ, hạ sĩ quan khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay với mức chi 50.000 đồng/người. Đồng thời, được trợ cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.
Đi nghĩa vụ quân sự có lợi gì- Quyền lợi đối với hạ sĩ quan binh sĩ khi xuất ngũ
2.2. Hỗ trợ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ
Sau khi xuất ngũ binh sĩ, hạ sĩ quan sẽ được hỗ trợ đào tạo việc làm như sau:
- Được nhận vào học việc trực tiếp tại các cơ sở đang theo học trước khi nhập ngũ.
- Được tạo điều kiện học nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015.
- Được nhận vào làm việc trực tiếp tại các cơ sở, nơi làm việc trước khi nhập ngũ. Đồng thời, được đảm bảo mức thu nhập, tiền công không thấp hơn mức trước đó đã ký kết với chủ sở hữu lao động.
- Được ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, cộng điểm tuyển dụng công chức, viên chức. Ngoài ra, trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
3. Có nên đi nghĩa vụ quân sự không?
Tham gia Quân sự là một nghĩa vụ và nghĩa cử cao đẹp mà mỗi công dân nên thực hiện, nhất là những công dân thuộc đối tượng nhập ngũ theo quy định của Nhà nước. Khi tham gia nghĩa vụ các bạn sẽ được hưởng những chế độ, chính sách về quyền lợi dành cho binh sĩ, hạ sĩ quan không chỉ cho bản thân mà còn cho cả thân nhân, gia đình.
Vì thế, hãy tham gia nghĩa vụ khi bạn có lệnh triệu tập hoặc bạn cũng có thể đăng ký tham gia tự nguyện. Các hành vi trốn nghĩa vụ, đào ngũ khi bị phát hiện sẽ bị xử lý rất nghiêm ngặt. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng cho trường hợp không đi khám sức khỏe nghĩa vụ.
- Phạt tiền từ 2-4 triệu đồng cho hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe mực đích trốn tránh nghĩa vụ.
- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng cho hành vi không đến địa điểm tập trung ghi trong lệnh nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp trốn nghĩa vụ sẽ được truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 332, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó công dân có thể bị xử phạt hành chính hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Trường hợp nặng hơn có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; lôi kéo người khác phạm tội… mức phạt tối đa là 5 năm tù.
Quy định xử phạt với trường hợp trốn nghĩa vụ Quân sự
Đến đây các chuyên gia của Luật Hùng Sơn đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc đi nghĩa vụ Quân sự có lợi gì. Nếu bạn vẫn cần sự tư vấn giải đáp chi tiết hơn thì có thể liên hệ với chúng tôi thông qua những phương thức liên hệ sau để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
- VP Hà Nội: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- VP HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
- Website: luathungson.vn – luathungson.com
- Email: info@luathungson.com
- Hotline: 0964509555
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023