Đảo nợ là gì? Đảo nợ là một khái niệm phổ biến trong ngành ngân hàng, nhiều người tham gia giao dịch tại ngân hàng chắc hẳn đều đã quen với thuật ngữ này. Tuy nhiên với những người mới tham gia vào các giao dịch ngân hàng thì không tránh khỏi thắc mắc. Vậy Đảo nợ là gì? Quy định về đảo nợ theo pháp luật thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Đảo nợ là gì?
Đảo nợ là cho giải ngân một hợp đồng mới để trả nợ cho hợp đồng cũ. Thực chất thì tiền không ra khỏi kho của Ngân hàng, mà chính là sử dụng tiền của món nay mới để trả nợ cũ. Đảo nợ là hành vi bị nghiêm cấm tại các tổ chức tín dụng theo quy chế cho vay vốn của ngân hàng nhà nước, và chỉ Chính Phủ mới được phép để thực hiện nghiệp vụ này (thường được dùng để đảo nợ vay nước ngoài và nợ công).
Quy định về đảo nợ của ngân hàng nhà nước:
Cho đến hiện nay Chính phủ và Ngân hàng nhà nước chưa có quy định rõ ràng nào về hình thức vay đảo nợ. Trong các quyết định, thông tư cũng chỉ ghi nhận về nguyên tắc: Hình thức vay đảo nợ và tổ chức tín dụng phải tuân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hành vi đảo nợ không theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt.
Đảo nợ ngân hàng là gì?
Đảo nợ ngân hàng là cách chuyển một khoản vay cũ tại một ngân hàng đã đến hạn trả nợ nhưng chưa có tiền trả của một cá nhân hoặc một doanh nghiệp thành một khoản vay mới. Khoản vay mới này có thể được vay từ chính ngân hàng này hoặc từ một ngân hàng khác.
Bản chất của đảo nợ ngân hàng là ngân hàng yêu cầu khách hàng tìm cách trả hết khoản nợ cũ, sau đó vay lại khoản nợ mới. Thực chất thì vẫn tiếp tục có khoản nợ cũ.
Các thủ tục đảo nợ ngân hàng
Việc vay đảo nợ ngân hàng không được cho phép thực hiện công khai nên các thủ tục cho vay đảo nợ tại các ngân hàng sẽ được đăng ký theo hồ sơ đáo hạn khoản vay, sau đó làm một khoản vay mới. Tùy thuộc vào ngân hàng hoặc tổ chức tài chính mà các giấy tờ, hồ sơ, thủ tục cũng khác nhau.
Các hình thức cho vay đảo nợ như:
– Đảo nợ cùng một ngân hàng: Ngân hàng không muốn tiền ra khỏi ngân hàng nên trong một số trường hợp sử dụng hình thức đảo nợ này, bằng hình thức một pháp nhân khác đứng ra để vay tiền tại ngân hàng đó, sau đó dùng tiền đó để trả nợ cho khoản nợ cũ tại ngân hàng đó.
– Vay từ dịch vụ bên ngoài: Sử dụng nguồn vốn bên ngoài để trả nợ cũ tại ngân hàng, sau đó làm hồ sơ cho vay mới và khách hàng dùng tiền vay mới tại ngân hàng để trả tiền đã vay ngoài dịch vụ vay ngoài. Đây là hình thức thường gặp.
– Chuyển khoản vay từ ngân hàng này sang một ngân hàng khác: Khách hàng có thể chuyển khoản vay từ ngân hàng này sang ngân hàng khác có lãi suất vay thấp hơn.
Trên đây là các quan điểm của Luật Hùng Sơn về đảo nợ ngân hàng. Nếu còn thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ tổng đài 19006518 để được tư vấn.
- Thành lập trung tâm tư vấn du học như thế nào? - 22/02/2023
- Tìm hiểu FTA gồm những nước nào? - 22/02/2023
- Điều kiện và thủ tục mở lớp dạy thêm ở nhà theo quy định - 22/02/2023