[Tư vấn] Đang đi làm bị gọi nghĩa vụ quân sự phải làm sao?

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 13-04-2021 |
  • Tin tức , |
  • 925 Lượt xem

Nghĩa vụ quân sự là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tham gia nghĩa vụ quân sự vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Tuy nhiên, nếu bạn đang đi làm mà nhận được giấy gọi đi nghĩa vụ thì phải làm sao? Đang đi làm có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Trong bài viết này các chuyên gia của Luật Hùng Sơn sẽ giúp các bạn giải đáp chuẩn xác về vấn đề này nhé!

Quảng cáo

Đang đi làm có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo quy định của Luật Nghĩa Vụ Quân Sự 2015, tại Điều 30 có ghi rằng, công dân đủ 18 tuổi đến 25 tuổi sẽ phải thực hiện đi Nghĩa Vụ Quân Sự. Đối với sinh viên đang theo học chính quy tại các trường Đại học hay Cao Đẳng thì có thể tạm hoãn đến năm 27 tuổi. Vậy còn người đang đi làm thì thế nào, có được tạm hoãn hoặc miễn đi Nghĩa Vụ Quân Sự hay không?

Quy định tạm hoãn, miễn Nghĩa Vụ Quân Sự cho người lao động

Quy định tạm hoãn, miễn Nghĩa Vụ Quân Sự cho người lao động

Đối với người đang có hợp đồng lao động thì vẫn có thể  được xét tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự nếu thuộc vào các diện sau:

  • Người lao động là lao động duy nhất trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân bị mất khả năng lao động hoặc thân nhân chưa đến tuổi lao động.
  • Người lao động là lao động duy nhất trong gia đình bị thiệt hại nặng nề về tài sản và người trong các thiên tai, tai nạn, dịch bệnh nguy hiểm. Điều này phải được xác nhận bởi Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Có xác nhận chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ. Bản xác nhận này phải được Hội Đồng khám sức khỏe Nghĩa Vụ cấp.
  • Lao động thuộc diện di dân, giãn dân đến các xã đặc biệt khó khăn theo các dự án về kinh tế – xã hội của Nhà Nước, có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên cấp.
  • Người lao động là cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong được lệnh điều động đến công tác tại các vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
  • Người lao động có anh chị em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ hoặc là hạ sĩ quan, chiến sĩ Công An Nhân Dân.
  • Người lao động là con của liệt sĩ hoặc thương binh hạng 1.

Đang đi làm bị gọi nghĩa vụ quân sự phải làm sao?

Điều 32 Bộ luật lao động 2012 cho biết người lao động khi tham gia vào nghĩa vụ quân sự thì sẽ được hỗ trợ thực hiện hoãn hợp đồng lao động đã được ký kết trước đó. Đồng thời, người sử dụng lao động phải nhận người lao động đã hoàn tất thủ tục tại ngũ.

Hướng dẫn thủ tục tạm hoãn Nghĩa Vụ Quân Sự cho người lao động

Hướng dẫn thủ tục tạm hoãn Nghĩa Vụ Quân Sự cho người lao động

Nếu bạn thuộc diện được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có thể làm thủ tục như sau:

  • Chuẩn bị bản chính Đơn xin được tạm hoãn nhập ngũ trong thời bình.
  • Giấy xác nhận hoàn cảnh, sức khỏe hoặc các giấy tờ liên quan đến việc chứng minh người lao động thuộc diện đối tượng được hoãn nhập ngũ trong thời bình.

Sau khi chuẩn bị đủ thủ tục hồ sơ bạn sẽ đến nộp tại UBND cấp xã để giải quyết. Trong trường hợp bạn đã gửi đơn hợp lệ nhưng Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương không giải quyết hoãn thì phải làm sao? Lúc này bạn có quyền gửi đơn khiếu nại đến Hội đồng nghĩa vụ quân sự quận/huyện.

Quảng cáo

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đi nghĩa vụ quân sự

Theo Bộ luật lao động 2012, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đi nghĩa vụ quân sự như sau:

3.1. Quyền

Người sử dụng lao động hợp pháp được phép giao kết hợp đồng lao động theo thời vụ. Hoặc ký kết hợp đồng theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Như vậy, người sử dụng lao động có thể thay thế tạm thời lao động đang đi nghĩa vụ quân sự. Nội dung này đã được trình bày tại Khoản 3 Điều 22 Bộ luật lao động 2012. Mục đích là để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động hợp pháp.

3.2. Nghĩa vụ

Bên cạnh quyền thì người sử dụng lao động cũng có những nghĩa vụ phải thực hiện. Những nghĩa vụ này được ghi lại Bộ luật lao động 2012, Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  • Người sử dụng lao động phải làm thủ tục tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
  • Chịu trách nhiệm tạm ứng tiền lương tương đương với số ngày mà người lao động tạm thời nghỉ việc. Số tiền này được giới hạn từ 01 tuần trở lên. Tuy nhiên, tối đa sẽ không quá 01 tháng lương. Bên cạnh đó, người lao động cũng không phải trả lại số tiền tạm ứng này.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đi nghĩa vụ quân sự

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đi nghĩa vụ quân sự

Sau khi người lao động kết thúc quá trình phục vụ nghĩa vụ trở về sẽ có những nghĩa vụ sau:

  • Nhận lại người lao động trở lại làm việc. Tuy nhiên, nếu quá 15 ngày kể từ khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng mà người lao động không đến nơi làm việc thì phải có sự thỏa thuận, thông báo từ trước với người sử dụng lao động. Đồng thời, phải được người sử dụng lao động chấp thuận.
  • Có trách nhiệm bố trí lại công việc cho người lao động đã xuất ngũ trở về công tác. Trong trường hợp đã hết hạn hợp đồng thì 2 bên có thể thỏa thuận công việc mới. Hoặc người lao động có quyền chuyển việc nếu 2 bên không tiếp tục ký kết gia hạn.

Đang đi làm có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Đến đây Luật Hùng Sơn đã giúp các bạn giải đáp chi tiết. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ hỗ trợ các bạn trong việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu vẫn còn thắc mắc cần tư vấn hỗ trợ thêm thì hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi thông qua:

Thông tin liên hệ

  • VP Hà Nội: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • VP HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
  • Website: luathungson.vn – luathungson.com
  • Email: info@luathungson.com
  • Hotline: 0964509555
Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn