CSR là gì, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 24-12-2021 |
  • Tin tức , |
  • 691 Lượt xem

Câu hỏi: CSR là gì? Tôi là một người đã đi làm và gần đây tôi cũng có tìm hiểu về CSR ở việt nam, nhưng tôi vẫn chưa hiểu sâu về CSR là gì? Mong được luật sư tư vấn kỹ hơn?

Quảng cáo

Luật sư tư vấn trả lời

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Hùng Sơn, Luật Hùng Sơn tư vấn như sau:

CSR là gì?

CSR là viết tắt của cụm từ Corporate social responsibility, Tiếng Việt nghĩa là trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Có thể hiểu là doanh nghiệp cam kết về đạo đức kinh doanh và những đóng góp của mình vào phát triển kinh tế bền vững, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cộng động của địa phương và xã hội nói chung. CSR được coi là một trong những yếu tố quan trọng có thể kể đến như chi phí, chất lượng hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động kinh doanh. CSR thường được lồng ghép vào các chiến lược của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh từ đó dần trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.

CSR là một mô hình mà các doanh  nghiệp lấy những tác động của mình tới xã hội, môi trường xung quanh để làm kim chỉ nam cho các hoạt động kinh doanh của mình. Việc cân bằng giữa kinh tế và hạn chế các tác động xấu của doanh nghiệp tới môi trường là việc không đơn giản, vì doanh nghiệp luôn phải chịu tác động từ nhiều phía. Tác động từ cổ đông: theo đó thì doanh nghiệp  phải hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận; cổ đông là người bỏ tiền ra ddeer đầu tư cho doanh nghiệp nên họ đòi hỏi những thành quả đạt được từ hoạt động của doanh nghiệp phải là cao nhất. Tác động từ các bên liên quan đến doanh nghiệp như là khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên doanh nghiệp, môi trường,…  Từ việc tác động từ những đối tượng trên, mô hình doanh nghiệp CSR được tạo ra nhằm mong muốn cân bằng các vấn đề về kinh tế, môi trường, cộng đồng,..

Khái niệm CSR tại Việt Nam còn khá mới, tại Việt Nam có thể hiểu CSR là: Chống tham nhũng, Giữ gìn và phát triển bản sắc của công ty; bảo vệ quyền lợi cho người lao động; thu hẹp khoảng cách giữa nhân viên và lãnh đạo; bảo vệ môi trường; vì lợi ích cộng đồng.

csr là gì

Tầm quan trọng của CSR

Xây dựng mô hình doanh nghiệp CSR là rất quan trọng với các doanh nghiệp. CSR giúp doanh nghiệp có thể tăng danh tiếng của mình, gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp đối thủ. Doanh nghiệp có thể sử dụng những kênh truyền thông để thông báo với cộng đồng về những trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mình, từ đó mang lại những thiện cảm tốt từ cộng đồng đối với doanh nghiệp. Đây là một cách pát triển thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả, dễ tiếp cận tới người tiêu dùng đối với các hoạt động kinh doanh cũng như sản phẩm của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp có những tác động xấu đến môi trường thì những danh tiếng thương hiệu mà doanh nghiệp đã gây dựng từ lâu cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, trong tình hình môi trường internet hiện nay, mọi thông tin đều có thể được lan truyền với tốc độ nhanh chóng. Bất kỳ hành vi tiêu cực nào của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng cũng không tránh được sự đánh giá của xã hội. Vậy nên việc xây dựng doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, doanh nghiệp được đánh giá là doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng thì họ cũng thu về cho mình các khoản doanh thu lớn hơn so với những đối thủ khác. Người tiêu dùng sẽ thường lựa chọn và tin tưởng sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp CSR.

Tiếp cận CSR hiệu quả

Nhận thức được tầm quan trọng của CSR trong hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp áp dụng các loại hình CSR khác nhau để đáp ứng được các mong muốn và nguyện vọng của cộng đồng và xã hội.

Nghĩa vụ về kinh tế

Đây là mức độ cơ bản nhất để thể hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với cộng đồng, Những điều đơn giảm được thể hiện qua: doanh nghiệp đảm bảo được việc trả lương cho nhân viên đúng thời hạn, đúng the0 thỏa thuận; hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ về thuế với nhà nước,…

Tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật là hình thức CSR cao hơn so với mức độ về nghĩa vụ kinh tế. Doanh nghiệp không phải chỉ hoàn thành các nghĩa vụ kinh tế, mà còn phải tuân thủ tất cả những vấn đề về pháp luật. Ví dụ như: không kinh doanh các mặt hàng mà nhà nước cấm, không làm những điều pháp luật cấm, không sử dụng lao động trẻ em,…

Quảng cáo

Trách nhiệm về đạo đức

Bên cạnh tuân thủ các quy định pháp luật thì doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến các khía cạnh liên quan tới phạm trù đạo đức. Ở mức độ này thì nghĩa vụ của doanh nghiệp càn xem xét tới vấn đề lương thưởng của nhân viên, tạo công ăn việc làm cho những người đang thất nghiệp, không/hạn chế giao dịch với các công ty không có trách nhiệm với xã hội,…

Trách nhiệm cống hiến cho cộng đồng

Đây là loại hình CSR mức độ cao nhất, Các doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng hình thức này dựa trên khái niệm: Những lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được đều tới từ cộng đồng và môi trường xung quanh. Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả lại xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như: thực hiện các dự án thiện nguyện, xây dựng các công trình phúc lợi, trồng cây gây rừng, ….

Cách xây dựng CSR hiệu quả

Mô hình CSR khá là đơn giản để doanh nghiệp có thể áp dụng vào mô hình hoạt động của doanh nghiệp mình, tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, gây cản trở doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ đó, Xây dựng doanh nghiệp CSR đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc, đây là một hành trình dài chứ không chỉ đơn giản là một hai hoạt động. Vậy cách xây dựng doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội một cách hiệu quả như thế nào. Dưới đây là một số cách để doanh nghiệp thể hiện mình là một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội:

  • Bắt đầu từ những việc làm nhỏ:

Doanh nghiệp có thể bắt đầu từ những hoạt động thiện nguyện nhỏ, các hoạt động nhỏ có tác động tới xã hội. Doanh nghiệp bắt đầu hoạt động thiện nguyện ở các địa phương nhỏ, sau đó có thể lan rộng ra cả nước, khi mà doanh nghiệp đã phát triển hơn. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp nên hoạt động thiện nguyện thường xuyên và duy trì đều đặn để có thể gây dựng danh tiếng từ từ.

  • Cùng nhân viên thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng:

Việc gắn kết nhân viên với các hoạt động thiện nguyện vừa giúp cho nhân viên thấy rằng họ có thể đóng góp một phần công sức và tiếng nói của mình vào các hoạt động của doanh nghiệp, vừa giúp gắn kết và hứng thú với những hoạt động mà họ đang làm.

Doanh nghiệp có thể để nhân viên lựa chọn các hoạt động thiện nguyện mà họ muốn thực hiện, lựa chọn hoàn cảnh đang khó khăn để đề xuất doanh nghiệp giúp đỡ, hay có thể lập một phòng ban trong công ty chuyên thực hiện các hoạt đông xã hội của công ty.

  • Biến khách hàng trở thành một phần trong hoạt động CSR:

Đây là một cách làm rất mới mẻ nhưng mang lại hiệu quả cao không ngờ. Doanh nghiệp có thể lập những kế hoạch để kết hợp với khách hàng của mình tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội, môi trường, Khi khách hàng trực tiếp tham gia vào các hoạt động CSR thì sẽ có cảm tình hơn với doanh nghiệp, khi mà chính họ cũng đã góp một phần để môi trường, cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn, dần thì sự cảm tình sẽ chuyển đổi thành hành vi mua sắm.

Những lưu ý khi xây dựng CSR

Khi thực hiện các hoạt động liên quan đến CSR, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không thực hiện những hoạt động thiện nguyện chỉ vì mục đích quảng cáo. Điều này có thể khiến cho cộng động hiểu sai về các hoạt động thiện nguyện của mình, cho rằng doanh nghiệp thực hiện các hoạt động này chỉ để đánh bóng tên tuổi của mình, chứ không phải vì mục đích cống hiến cho cộng đồng.
  • Tránh thực hiện các hành động gây hại cho môi trường khi tổ chức các hoạt động thiện nguyện. Ví dụ: doanh nghiệp tiến hành trồng cây để bảo vệ môi trường nhưng nếu chọn loại cây trồng không phù hợp với thổ nhưỡng và môi trường xung quanh cũng có thể khiến cho môi trường bị ảnh hưởng.
  • Tránh tổ chức các hoạt động tình nguyện quá nguồn lực của mình. Thay vào đó thì doanh nghiệp nên tiến hành các  hoạt động phù hợp với tài chính, quy mô của doanh nghiệp, có thể trực tiếp quyên góp cho các tổ chức thiện nguyên có uy tín, Nếu doanh nghiệp tổ chức hoạt động thiện nguyện một cách nửa vời thì có thể khiến danh tiến của doanh nghiệp bị tổn hại.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam

Hiện nay khái niệm doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam đã được phổ biến hơn. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp Việt nam đã góp phần giúp khái niệm CSR tại Việt Nam được rõ nét hơn. Việc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc mô hình CSR giúp cho việc quảng bá thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng (Ví dụ như: Chương trình tôi yêu Việt Nam của công ty Honda; Sữa học đường của TH True milk,…).

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như cho xã hội, góp phần giúp cho xã hội văn minh hơn, kinh tế phát triển bền vững, chất lượng của người lao động cũng được tăng lên. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp xây dựng theo CSR, việc thực hiện CSR tốt giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và đối tác kinh doanh.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt CSR, có nhiều doanh nghiệp tích cực làm từ thiện nhưng lại bỏ qua môi trường và gây hại đến môi trường chỉ vì mục đích lợi nhuận.

Trên đây là các thông tin cần thiết về CSR. Tầm quan trọng của trách nhiệm doanh nghiệp đối với xã hội cũng như những cách thức để doanh nghiệp xây dựng CSR hiệu quả. 

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn