logo

Công chức cấp xã cần phải biết 6 điểm mới nhất hiện nay

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 17-02-2020 |
  • Tin tức , |
  • 931 Lượt xem

Kể từ  ngày 25/12/2019 thì Thông tư 13/ 2019/TT-BNV có hiệu lực, do đó sẽ có rất 6 điểm mới, mà mọi công chức cấp xã nào cũng đều bắt buộc phải biết. 

1. Công chức cấp xã yêu cầu phải có trình độ đại học trở lên:

– Nếu như trước đây căn cứ theo Điều 2 của Thông tư 06/2012/TT-BNV thì công chức xã chỉ yêu cầu trình độ tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên thì bắt đầu từ ngày 25/12/2019 trở đi yêu cầu công chức xã phải có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên. Việc này nhằm mục đích nâng cao trình độ, lựa chọn được những người có năng lực phù hợp vị trí công tác của đội ngũ công chức xã

– Thêm vào đó, thông tư này cũng quy định công chức xã cần phải đáp ứng được  các yêu cầu về trình độ tin học theo chuẩn kỹ năng về sử dụng công nghệ thông tin cơ bản được quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT

>>> Các cán bộ, công chức cấp xã được hưởng những khoản phụ cấp nào?

6 điểm mới công chức cấp xã cần biết

2. Công chức cấp xã sẽ có 5 năm để đạt đủ điều kiện:

Ngoài các yêu cầu trên thì công chức xã còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Về độ tuổi: Phải đáp ứng từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Về trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
  • Hiểu biết về lý luận chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng cũng như chính sách pháp luật của Nhà nước,…
  • Ngoài ra, còn có thể yêu cầu tiếng dân tộc thiểu số hoặc ngoại ngữ căn cứ vào điều kiện thực thế của địa phương

Các tiêu chuẩn trên sẽ bắt đầu áp dụng từ 25/12/2019. Vì vậy nếu công chức xã nào không đáp ứng đủ điều kiện trên thì sẽ có 05 năm tức là đến ngày 25/12/2024) bắt buộc phải đáp ứng đủ các điều kiện đó, nếu vẫn chưa đạt tiêu chuẩn thì sẽ bị tinh giản biên chế, nghỉ hưu sớm, điều chuyển hoặc buộc thôi việc,…

3. Được phép bố trí 2 người đảm nhiệm đối với 5 chức danh sau:

Bắt đầu từ ngày 25/12/2019 thì sẽ có tới 05 chức danh công chức xã được phép bố trí từ 01 người trở lên, trong đó bao gồm:

  • Văn phòng – Thống kê;
  • Tài chính – kế toán;
  • Tư pháp – hộ tịch;
  • Văn hóa – xã hội;
  • Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã).

Lưu ý: Các chức danh mà có từ 02 người trở lên đảm nhiệm,thì  khi tuyển dụng hay ghi sổ bảo hiểm xã hội và khi ghi hồ sơ lý lịch cần phải thống nhất sao cho đúng tên gọi của chức danh đó

4. Không phân biệt văn bằng chính quy hay tại chức khi tuyển dụng công chức cấp xã:

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã như sau: “Không phân biệt đối với loại hình đào tạo, không phân biệt trường công lập hay ngoài công lập”.

Có nghĩa là  chứng chỉ, văn bằng để đăng ký dự tuyển không phân biệt bằng chính quy hay bằng tại chức, công lập hay là ngoài công lập…

5. Cán bộ, công chức cấp xã dôi dư sẽ có các hướng giải quyết như sau:

  • Tinh giản biên chế
  • Bị thôi việc
  • Tiến hành cho nghỉ hưu trước tuổi
  • Điều chuyển công tác hoặc có thể bổ sung cho các xã hoặc cho các phường, thị trấn khác mà thuộc cùng huyện hoặc cùng tỉnh
  • Chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên

6. Khi tiếp nhận công chức xã chỉ có 1 trường hợp không cần phải tiến hành sát hạch:

Đối với trường hợp tuyển dụng công chức cấp xã thông qua hình thức không qua thi tuyển thì được nêu rõ tại Điều 6 của thông tư 13 và Điều 6 của Nghị định 112/2011/NĐ-CP

Còn riêng trường hợp không phải sát hạch chỉ khi tiếp nhận công chức cấp xã không qua thi tuyển, theo đó chỉ có một trường hợp mà  không phải tiến hành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch đó là trường hợp trước khi người này được bầu giữ chức vụ cán bộ cấp xã thì người này trước đó đã là công chức cấp xã.

Hy vọng bài viết trên của chúng tôi mang lại được kiến thức bổ ích cho những ai quan tâm về công chức cấp xã

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top