Công bố chất lượng thực phẩm, thủ tục công bố?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 26-10-2021 |
  • Giấy phép , |
  • 317 Lượt xem

Trước khi đưa thực phẩm ra thị trường để tiêu thụ thì cần phải được công bố phù hợp với quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy thủ tục công bố chất lượng thực phẩm như thế nào? Theo dõi qua bài viết dưới đây.

Quảng cáo

Công bố chất lượng sản phẩm là gì?

Thực phẩm là những vật chất cần thiết cho sự sống con người, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể con người mà ngày nay thực phẩm còn đáp ứng cả về nhu cầu thưởng thức và giải trí của con người. Nhu cầu càng cao thì vấn nạn đi kèm là các sản phẩm kém chất lượng dần tràn lan, là hệ lụy gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy trước khi đưa thực phẩm ra thị trường cần phải kiểm nghiệm về tính an toàn của thực phẩm. Không chỉ thực phẩm mà hiện nay nhiều sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ cũng cần phải qua kiểm nghiệm và công bố để đảm bảo chất lượng.

Công bố chất lượng sản phẩm là việc các doanh nghiệp cần phải thực hiện trước khi đưa các sản phẩm của mình sản xuất hoặc sản phẩm lưu hành trong nước hoặc sản phẩm nhập khẩu trước khi lưu hành trên thị trường. Công bố chất lượng sản phẩm là việc mà các doanh nghiệp cần làm để có được “giấy phép lưu hành sản phẩm”. Hiện nay, theo quy định thì thủ tục công bố là bắt buộc đối với các sản phẩm quy định, nếu các doanh nghiệp không thực hiện sẽ bị xử phạt và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mục đích của việc bắt buộc các sản phẩm phải được thực hiện công bố chất lượng sản phẩm là để bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng và giúp cho cơ quan chức năng dễ kiểm soát được hàng hóa đang lưu thông trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp thì việc công bố chất lượng sản phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh.

Sau khi công bố chất lượng sản phẩm, thì các doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo được chất lượng của sản phẩm ổn định và đúng như những báo cáo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp cũng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng của sản phẩm khi có bất kỳ sai sót nào xảy ra.

Để công bố chất lượng sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau.

công bố chất lượng thực phẩm

Những sản phẩm cần phải thực hiện công bố

Tùy từng đối tượng mà sẽ chia ra hai thủ tục là doanh nghiệp tự công bố theo quy định của nhà nước hoặc doanh nghiệp thực hiện công bố.

Đối tượng cần đăng ký bản công bố

Những đối tượng cần phải đăng ký bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP gồm:

  • Các loại thực phẩm được dùng để bảo vệ sức khỏe;
  • Thực phẩm được dùng cho chế độ ăn đặc biệt;
  • Thực phẩm dinh dưỡng y học;
  • Các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi;
  • Các loại phụ gia sản phẩm có công dụng mới hoặc không nằm trong nhóm phụ gia được phép sử dụng và không đúng đối tượng theo quy định của Bộ y tế.

Đối tượng tự công bố

Các đối tượng thuộc danh sách các sản phẩm tự công bố theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP gồm:

Quảng cáo
  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
  • Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến;
  • Các dụng cụ chứa hoặc bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

Lưu ý: đối với các sản phẩm chỉ được dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc các sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất sử dụng trong nội bộ, không được tiêu thụ ra ngoài thị trường bên ngoài thì được miễn thực hiện thủ tục tự công bố.

Hướng dẫn làm thủ tục công bố sản phẩm

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Đối với thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm thì hồ sơ gồm có:
    • Mẫu số 02 – bản công bố sản phẩm;
    • Một trong các loại giấy tờ đối với sản phẩm nhập khẩu: Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận y tế được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu sản phẩm đó.
    • Phiếu kết quả kiểm nghiệm về an toàn chất lượng sản phẩm, kết quả này là kết quả trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm đến ngày nộp hồ sơ xác nhận công bố. Sản phẩm cần xin giấy xác nhận sẽ được kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm đã được công nhận;
    • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc chứng minh công dụng của các thành phần có trong sản phẩm;
    • Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất hoặc giấy chứng nhận tương đương.
    • Giấy tờ khác liên quan đến doanh nghiệp:  Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận pháp nhân của cá nhân, tổ chức nhập khẩu sản phẩm đó; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
  • Đối với hồ sơ thủ tục tự công bố sản phẩm:
    • Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu số 01 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
    • Phiếu kết quả kiểm nghiệm về an toàn chất lượng sản phẩm, kết quả này là kết quả trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm đến ngày nộp hồ sơ xác nhận công bố. Sản phẩm cần xin giấy xác nhận sẽ được kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm đã được công nhận;
    • Giấy tờ khác liên quan đến doanh nghiệp:  Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận pháp nhân của cá nhân, tổ chức nhập khẩu sản phẩm đó; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

Quy trình thực hiện công bố sản phẩm

  • Quy trình thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm:
    • Bước 1: Lập chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm, mang các sản phẩm cần công bố đi kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm phù hợp theo quy định.

Sau đó chuẩn bị bộ hồ sơ như đã nêu ở trên.

    • Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, đóng các khoản phí và lệ phí nếu có.

Hồ sơ đăng ký công bố công bố sản phẩm nộp qua hệ thống dịch vụ công, nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện. Các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ được phân theo từng loại sản phẩm gồm:

  • Nộp tại Bộ y tế: đối với các hồ sơ về thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, các phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng do Bộ trưởng Bộ Y tế quy dinh;
  • Nộp tại Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định: đối với các hồ sơ về thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm được dùng trong chế độ ăn đặc biệt, các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em đến 36 tháng tuổi;
  • Nộp tại Bộ Y tế hoặc Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định trường hợp sản phẩm của cá nhân, tổ chức là thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm của Bộ Y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định. Cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn nộp một trong hai cơ quan trên.
  • Trong trường hợp cá nhân, tổ chức đó có từ hai cơ sở sản xuất trở lên, cùng sản xuất một sản phẩm thì cá nhân, tổ chức chỉ cần làm thủ tục xin xác nhận công bố sản phẩm tại một cơ quan do UBND tỉnh chỉ định (trừ trường hợp xin ở Bộ Y tế). Sau khi đã lựa chọn được nơi nộp hồ sơ đăng ký thì các lần tiếp theo muốn nộp hồ sơ xin công bố sản phẩm mới cũng phải nộp tại nơi đã chọn để đăng ký trước đó.
    • Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định hồ sơ.
    • Bước 4: Theo dõi và chỉnh sửa hồ sơ nếu cần. Sau khi nhận hồ sơ Cơ quan nhà nước thẩm định hồ sơ và ra quyết định có cấp giấy xác nhận công bố thực phẩm hay không. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi cấp giấy xác nhận có trách nhiệm thông báo công khai tên, thông tin sản phẩm của cá nhân, tổ chức lên trang thông tin điện tử của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
    • Bước 5: Nhận giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm.
    • Bước 6: Tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chịu các trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm
  • Quy trình thực hiện tự công bố sản phẩm
    • Bước 1: Cá nhân, tổ chức tự công bố sản phẩm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các trang điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở.

Đồng thời gửi 1 bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, được chỉ định bởi Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương/tỉnh.

    • Bước 2: Tiến hành các hoạt động kinh doanh doanh nghiệp và chịu các trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm
    • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi tiếp nhận được hồ sơ do doanh nghiệp gửi thì lưu trữ hồ sơ và có trách nhiệm thông báo công khai tên, thông tin sản phẩm của cá nhân, tổ chức lên trang thông tin điện tử của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Dịch vụ công bố chất lượng thực phẩm tại Luật Hùng Sơn

Việc công bố chất lượng sản phẩm không chỉ để tạo được an toàn cho người sử dụng mà còn có thể thúc đẩy được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các sản phẩm khi đã được công bố thì sẽ nhận được nhiều sự chú ý từ người tiêu dùng, tạo được niêm tin, khi đó khách hàng có thể yên tâm lựa chọn và sử dụng sản phẩm. Đây là một lợi thế trong thị trường ngập tràn các sản phẩm như hiện nay. Nếu giữa hai sản phẩm cùng loại, một sản phẩm đã được công bố và một sản phẩm chưa được qua kiểm nghiệm và công bố thì chắc chắn sản phẩm đã được công bố sẽ chiếm lợi thế hơn, doanh thu và lợi nhuận cũng sẽ tăng theo. Vì vậy mà việc công bố chất lượng sản phẩm là rất quan trọng, nhất là đối với sản phẩm là thực phẩm.

Việc thực hiện thủ tục liên quan đến xác nhận công bố an toàn thực phẩm khá phức tạp và có nhiều giai đoạn, Luật Hùng Sơn tự hào với đội nghĩ Luật sư và chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, tận tình luôn sẵn sàng tư vấn, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục. Nếu gặp khó khăn trong việc tự mình xin giấy phép công bố chất lượng thực phẩm thì đừng chần chừ liên hệ tới Luật Hùng Sơn

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Sơn về Công bố chất lượng thực phẩm, thủ tục công bố chất lượng sản phẩm. Nếu còn những thắc mắc liên quan đến thủ tục vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 6518 để được tư vấn. Hy vọng bài viết mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn