Con sinh ra nhờ vào mang thai hộ thì là con của ai?

Các cặp vợ chồng vì nhiều lý do phần lớn là do sức khỏe sinh sản không đủ tốt dẫn đến không thể thụ thai được. Và pháp luật hôn nhân và gia đình hiện nay đã cho phép một người phụ nữ khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Vậy thì con sinh ra do nhờ mang thai hộ sẽ là con của ai? Sau đây là thông tin mà pháp luật về Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã điều chỉnh để phù hợp với xã hội.

Quảng cáo

1. Thế nào là mang thai hộ?

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một việc mà một người phụ nữ khác sẽ thụ thai một đứa trẻ được tạo thành từ noãn trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng. Phôi thai được tạo thành từ noãn trứng và tinh trùng sẽ được cấy vào tử cung của một người phụ nữ khác. Vì vậy, các đặc điểm nhận dạng của đứa trẻ về sinh học sẽ gồm những đặc điểm của cả bố và mẹ (người đã cho tinh trùng và noãn trứng), tức là về mặt sinh học đứa trẻ sẽ thực sự là con của cặp vợ chồng nhờ người đẻ thuê.

 

mang thai hộ

 

2. Các điều kiện để mang thai hộ.

Căn cứ vào Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc đẻ thuê phải được thực hiện dựa trên các điều kiện sau đây:

– Việc đẻ thuê phải vì mục đích nhân đạo chứ không phải mục đích thương mại giữa hai bên. Đẻ thuê phải dựa trên cơ sở tự nguyện của các bên, không phải sự ép buộc bằng những hình thức trái với quy định của pháp luật. Và việc đẻ thuê vì mục đích nhân đạo này phải được lập thành văn bản.

– Các cặp vợ chồng có quyền nhờ người phụ nữ khác mang thai hộ khi đã đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Người vợ phải có chứng nhận của các tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận rằng việc mình không thể mang thai dù cho có dung các biện pháp y học để hỗ trợ sinh sản.

+ Giữa hai vợ chồng vẫn đang không có con chung.

+ Đã được các tổ chức y tế, các văn phòng luật sư tư vấn đầy đủ các vấn đề về y tế, pháp luật cũng như tâm lý.

– Người phụ nữ được nhờ để đẻ thuê phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Quảng cáo

+ Phải là người thân thích cùng hàng với bên vợ hoặc bên chồng.

+ Đã từng sinh con ra và người được nhờ đẻ thuê này chưa từng mang thai hộ trước đó và chỉ được mang thai hộ một lần duy nhất.

+ Phải có xác nhận của Tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ của mình và phải mang thai hộ ở độ tuổi phù hợp để đảm bảo được sức khỏe của đứa trẻ một cách tốt nhất.

+ Nếu như người phụ nữ là người đã có chồng thì việc đẻ thuê phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng đó.

– Việc làm không được trái với quy định của pháp luật.

3. Xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp nhờ người đẻ thuê

– Căn cứ theo Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp nhờ người khác đẻ thuê: tại thời điểm con được sinh ra do việc đẻ thuê vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng người nhờ.

– Như vậy, về mặt sinh học hay về mặt pháp lý, đứa trẻ được sinh ra nhờ mang thai hộ vẫn sẽ là con chung của vợ chồng người nhờ chứ không phải là con của người được nhờ.

– Và việc xác định cha, mẹ cho con về mặt giấy tờ tức là tiến hành làm giấy khai sinh cho con phải tuân theo các thủ tục do pháp luật quy định. Phải có giấy chứng sinh do trường hợp đẻ thuê mà sinh ra đứa trẻ, sau đó thực hiện các thủ tục về việc mang thai hộ sau khi đứa trẻ được sinh ra. Và thủ tục cấp giấy chứng sinh trong trường hợp đứa trẻ được sinh ra nhờ đẻ thuê vì mục đích nhân đạo được quy định tại thông tư 34/2015/TT-BYT.

Kết luận: Con được sinh ra do nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ là con chung của vợ chồng người nhờ mang thai hộ giúp mình. Các điều kiện, các thủ tục được quy định đầy đủ và cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản luật khác liên quan điều chỉnh.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn