Con riêng là gì? Quyền và nghĩa vụ của con riêng

  • Luật sư Luyện Ngọc Hùng |
  • 18-02-2023 |
  • Tin tức , |
  • 713 Lượt xem

Con riêng là gì? Mối quan hệ phát sinh giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng. Quyền và nghĩa vụ của con riêng đối với bố dượng, mẹ kế. Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết dưới đây.

Quảng cáo

Con riêng là gì?

Con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác. Con riêng có thể là con do người vợ hoặc người chồng có trước khi kết hôn (có trong quan hệ hôn nhân trước hoặc vợ, chồng chưa kết hôn nhưng đã có con ngoài hôn nhân). Cũng có thể là con riêng của vợ nếu do người vợ sinh ra trong thời kì hôn nhân nhưng Tòa án đã xác định người chồng không phải là cha của người con đó (con do người vợ có thai với người khác trong thời kỳ hôn nhân). Có thể là con riêng của người chồng trong trường hợp Tòa án xác định người chồng là cha của người con do người phụ nữ khác sinh ra. Như vậy, con riêng có thể là con trong hôn nhân, có thể là con ngoài hôn nhân.

Mối quan hệ phát sinh giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng 

Con riêng cùng sống chung với bố dượng, mẹ kế có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với bố dượng, mẹ kế, chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế khi ốm đau, già yếu, tàn tật.

Con riêng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm bố dượng, mẹ kế.

Con riêng nếu đã chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế như đối với cha, mẹ đẻ thì được thừa kế di sản của bố dượng, mẹ kế khi bố dượng, mẹ kế chết.

Quan hệ nhân thân giữa bố dượng, mẹ kế và con riêng

Theo khoản 1 Điều 38 thì bố dượng và mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, giáo dục, chăm sóc con riêng cùng chung sống với mình theo quy định tại Điều 34 và Điều 37 của luật Hôn nhân và gia đình. Tại Điều 34 luật này có quy định như sau:

“1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

  1. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Theo đó thì thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc cùng vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của bố dượng, mẹ kế đối với con riêng. Là quyền bởi không ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể ngăn cản hoặc tước đi quyền được yêu thương, chăm sóc đối với con cái từ phía người cha, người mẹ, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, vì lợi ích của con mà quyền này bị hạn chế theo một quyết định hoặc một bản án của tòa án.

Bên cạnh đó, bố dượng và mẹ kế có nghĩa vụ giáo dục con. Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

Quảng cáo

“1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

  1. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.
  2. Khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con.”

Theo đó, bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền giáo dục chăm lo và tạo điều kiện cho con riêng của vợ hoặc chồng vì mục đích để trẻ em phát triển toàn diện, thành một con người có ích cho xã hội.

Quyền và nghĩa vụ của con riêng đối với bố dượng, mẹ kế

Quyền và nghĩa vụ của con riêng đối với bố dượng, mẹ kế cũng giống như quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ đẻ, với điều kiện là con riêng phải sống chung với bố dượng, mẹ kế (Điều 35, khoản 2 Điều 36 luật Hôn nhân và Gia đình)

Những hành vi bất kính của con đối với cha mẹ, làm tổn thương đến lòng yêu thương và sự hi sinh của cha mẹ tùy thuộc vào mức độ đều bị lên án hoặc bởi dư luận, đạo đức xã hội hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật nếu mức độ nghiêm trọng.

Tuy nhiên trên thực tế xã hội, không ít những trường hợp khi cha mẹ cần sống nương tựa vào con cái đã bị con cái hành hạ, ngược đãi.

  • Hành hạ cha mẹ là hành vi đối xử tác làm cho cha mẹ đau đớn về thể xác hoặc tinh thần.
  • Ngược đãi được hiểu là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và các mặt sinh hoạt hàng ngày đối với cha mẹ như xỉ vả, mắng chửi, bỏ đói, để mặc rét…

Sự tha hóa về mặt đạo đức đã khiến một số người không ý thức được đạo lý xã hội và bổn phận của mình, có rất nhiều hành vi cư xử không đúng và không tốt, có thể gây tổn thương về sức khỏe và danh dự của cha mẹ. Vì vậy, để đề cao đạo lý làm con, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cha mẹ, nhắc nhở và giáo dục những người không làm tròn đạo hiếu, pháp luật quy định “nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.”

Pháp luật đề ra những chế tài nghiêm khắc với những người có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ mình “tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường”, nhằm bảo vệ trật tự và đạo lý xã hội.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Con riêng là gì? Quyền và nghĩa vụ của con riêng.” Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn