Cơ quan hành pháp là gì? Đặc trưng của cơ quan hành pháp

Cơ quan hành pháp là gì? Đặc trưng của cơ quan hành pháp? Quyền hành pháp của Chính phủ là gì? Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết sau.

Quảng cáo

Cơ quan hành pháp là gì?

Cơ quan hành pháp là một bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước.Để nhận diện đâu là một cơ quan hành pháp có thể dựa vào các đặc điểm sau:

Thứ nhất: Cơ quan hành pháp là bộ phận cơ bản cuả thành nhà nước, tức là đây là cơ quan giữ vai trò then chốt, thiết yếu của nhà nước.

Thứ hai: Cơ quan hành pháp có biên chế xác định, ví dụ như Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, …

Thứ ba: Được thành lập theo các cách thức, trình tự khác nhau.

Thứ tư: Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành pháp do pháp luật quy định, cụ thể như vai trò, tính chất, cách thức hình thành, cơ cấu tổ chức, …

Thứ năm: Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy định, chức năng bao quát nhất của cơ quan hành pháp là tổ chức, thực hiện pháp luật.

Ở Việt Nam cơ quan hành pháp chính là cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành và điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

Đặc trưng của cơ quan hành pháp

Nội dung trên đây đã giúp giải đáp: Cơ quan hành pháp là gì?  Trong phần này, TBT Việt Nam tiếp tục làm rõ khái niệm cơ quan hành pháp bằng cách phân biệt cơ quan hành pháp với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp.

Để phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp có thể dựa vào các đặc điểm sau:

 Thứ nhất: Có chức năng quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành, tức là hiện thực hóa các quy định pháp luật, đưa pháp luật được thực thi trong đời sống. Như vậy, hoạt động chấp hành – điều hành đây là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước. Vì có phương thức hoạt động chấp hành – điều hành là chủ yếu nên đây chính là dấu hiệu đặc trưng nhất để phân biệt với nhánh cơ quan lập pháp như Quốc hội, hay tư pháp như Tòa án. Đối với cơ quan lập pháp thì chức năng chủ yếu là lập pháp, tức là xây dựng, ban hành pháp luật. Còn đối với nhánh tư pháp thì chức năng quan trọng và chủ yếu nhất là xét xử.

Quảng cáo

Thứ hai: Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.

Thứ ba: Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành. Có thể thấy đây là một điểm khác biệt rõ nét với nhánh cơ quan lập pháp và tư pháp là thẩm quyền của hai nhánh cơ quan này được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ và cấp địa giới hành chính, ngoài ra bên nhánh cơ quan tư pháp còn có thẩm quyền thuộc khối quân sự.

Thứ tư: Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

Thứ năm: Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị trực thuộc. Ví dụ: Các bệnh viện công lập tuyến trung ương trực thuộc Bộ Y tế; các đơn vị công an, quân đội trực thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, …

Các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay như: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban Nhân dân các cấp.

Quyền hành pháp của Chính phủ 

Quyền hành pháp của Chính phủ có những đặc điểm riêng biệt:

Thứ nhất: Quyền hành pháp của Chính phủ có tính độc lập tương đối với các nhánh quyền lực nhà nước khác song vẫn đặt dưới sự giám sát tối cao của Quốc hội. Do cơ quan quyền lực nhà nước lập ra, nhưng không có nghĩa là quyền hành pháp của Chính phủ chỉ là quyền phái sinh từ cơ quan quyền lực. Quyền hành pháp của Chính phủ đặt trong mối quan hệ với quyền lập pháp của Quốc hội và quyền tư pháp của Tòa án có tính độc lập, tác động qua lại và kiểm soát lẫn nhau.

Thứ hai: Quyền hành pháp của Chính phủ đóng vai trò cơ bản và quan trọng nhất trong việc hoạch định, tổ chức và thực thi chính sách và pháp luật. Trong Hiến pháp năm 2013, mặc dù là lần đầu tiên quyền hành pháp của Chính phủ được hiến định, nhưng có thể nói xuyên suốt trong lịch sử kể từ khi Chính phủ được thành lập kể từ năm 1945 cho tới nay, những nhiệm vụ, quyền hạn này của Chính phủ luôn là những nhiệm vụ chủ yếu, then chốt để Chính phủ bảo đảm hiệu quả hoạt động, quản lý điều hành trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Việc quy định nhiệm vụ của Chính phủ trong Hiến pháp mới cũng chính là sự ghi nhận những kết quả to lớn đã đạt được, đồng thời khẳng định vai trò của Chính phủ trong việc hoạch định, tổ chức và thực thi chính sách và pháp luật. Bởi, so với các chủ thể khác chỉ thực hiện quyền hành pháp trên một số lĩnh vực và bó hẹp trong những đơn vị hành chính lãnh thổ thuộc phạm vi quản lý của chính quyền địa phương, thì Chính phủ là cơ quan thống nhất thực hiện việc quản lý, điều hành, lãnh đạo các hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội về: Kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ; thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia… Cùng với đó, Chính phủ với bộ máy quản lý rộng khắp từ Trung ương tới địa phương thực thi quyền hành pháp trải rộng trên khắp các đơn vị hành chính, lãnh thổ.

Thứ ba: Quyền hành pháp của Chính phủ có mục tiêu phục vụ nhân dân, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Cơ quan hành pháp là gì? Đặc trưng của cơ quan hành pháp” Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn