Thuật ngữ cơ quan đại diện hiện nay không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng cơ quan đại diện là gì, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện được quy định cụ thể ra sao, cách thức tổ chức bộ máy, biên chế của cơ quan đại diện như thế nào?….. Thấu hiểu điều đó, công ty Luật Hùng Sơn sẽ giúp quý bạn đọc có thêm thông tin về cơ quan đại diện qua bài viết dưới đây.
Cơ quan đại diện là gì?
Cơ quan đại diện được xác định là các tổ chức, cơ quan, văn phòng…hoặc các loại tổ chức khác mà được xác định là tổ chức đại diện cho một cơ quan hoặc một chính thể nào đó tại một địa điểm mà khác với địa điểm có trụ sở của văn phòng chính.
Dựa trên phương diện pháp luật thì cơ quan đại diện của Việt Nam trong các mối quan hệ vùng lãnh thổ, quốc tế được quy định tại Điều 12 của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2009. Ở Việt Nam được xác định là các cơ quan: cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế.
Cơ quan đại diện ngoại giao là gì?
Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan nhà nước, cơ quan đại diện ngoại giao có trụ sở được đặt trên lãnh thổ của một quốc gia khác. Nhiệm vụ chính của cơ quan này là thực hiện các quan hệ ngoại giao với quốc gia mà nó đặt trụ sở.
Cơ quan đại diện ngoại giao sẽ được thành lập dựa trên cơ sở sự thỏa thuận giữa 2 quốc gia với nhau. Cơ quan này thường đại diện cho quốc gia về tất cả các lĩnh vực trong mối quan hệ với cơ quan đại diện của các quốc gia khác và với quốc gia mà tiếp nhận đại diện.
Có hai loại cơ quan đại diện ngoại giao là công sứ quán và đại sứ quán. Trong đó:
- Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao cao nhất của một quốc gia được trụ sở đặt tại lãnh thổ của một quốc gia khác. Người đứng đầu Đại sứ quán được gọi là Đại sứ.
- Công sứ quán là cơ quan ngoại giao ở mức thấp hơn Đại sứ quán. Người đứng đầu Công sứ quán được gọi là Công sứ.
Về chức năng thì cơ quan đại diện ngoại giao sẽ thực hiện các vấn đề được quy định trong pháp luật quốc gia và trong điều ước quốc tế, bao gồm:
- Thay mặt cho nhà nước mình tại nước nhận đại diện;
- Bảo vệ các quyền lợi của công dân và nhà nước nước mình ở nước nhận đại diện (gọi là bảo hộ ngoại giao);
- Đàm phán với chính phủ của nước nhận đại diện;
- Bằng những phương tiện hợp pháp, tìm hiểu về sự tiến triển và điều kiện của tình hình nước nhận đại diện. Sau đó, báo cáo với chính phủ nước mình;
- Thúc đẩy phát triển quan hệ văn hoá, kinh tế, khoa học và quan hệ hữu nghị giữa nước nhận đại diện với nước mình.
Những điều cần biết về cơ quan đại diện
Tổ chức bộ máy, kinh phí, biên chế và trụ sở của cơ quan đại diện
Vấn đề này được quy định cụ thể tại chương III của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2009. Chi tiết như sau:
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy và biên chế của cơ quan đại diện
- Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp, chủ trì với Bộ Nội vụ và các cơ quan hữu quan để xây dựng đề án về việc tổ chức bộ máy và các chỉ tiêu biên chế của cơ quan đại diện.
- Biên chế của cơ quan đại diện bao gồm công chức, viên chức, cán bộ của Bộ Ngoại giao. Đồng thời, căn cứ vào yêu cầu công tác, biên chế của cơ quan đại diện có cả công chức, cán bộ, viên chức của một số cơ quan hữu quan mà làm việc theo chế độ biệt phái phù hợp với quy định của pháp luật (sau đây gọi là cán bộ biệt phái).
Thứ hai, về kinh phí
- Nhà nước bảo đảm kinh phí cần thiết để cơ quan đại diện có thể thực hiện nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn được giao.
- Kinh phí của cơ quan đại diện sẽ được cấp từ ngân sách nhà nước. Kinh phí này được phân bổ như sau:
a) Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản mà được cấp cho Bộ Ngoại giao để có thể phân bổ cho cơ quan đại diện;
b) Kinh phí hoạt động thường xuyên mà được cấp cho Bộ Ngoại giao để Bộ ngoại giao phân bổ đến cho cơ quan đại diện. Trừ kinh phí dành cho lĩnh vực quốc phòng – an ninh;
c) Kinh phí dành cho hoạt động chuyên môn đặc thù mà được cấp cho cơ quan hữu quan phụ trách hoạt động đó, để cơ quan này phân bổ thực hiện.
- Việc quản lý, phân bổ, sử dụng và quyết toán kinh phí của cơ quan đại diện phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, về trụ sở, cơ sở vật chất
- Cơ quan đại diện có trụ sở tại quốc gia tiếp nhận hoặc có trụ sở tại quốc gia nơi đặt trụ sở của tổ chức quốc tế tiếp nhận. Trụ sở cơ quan đại diện phải treo quốc huy, quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, trụ sở của cơ quan này phải có biển đề tên cơ quan đại diện.
- Nhà nước bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị cần thiết và kỹ thuật để cơ quan đại diện và các thành viên cơ quan đại diện có thể thực hiện nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn được giao. Cơ quan đại diện được sử dụng một hệ thống thông tin liên lạc riêng để có thể duy trì liên lạc một cách thường xuyên và có tính bảo mật với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền.
Thành viên của cơ quan đại diện
Thành viên cơ quan đại diện phải là công chức, cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật mà đáp ứng được các quy định của Bộ Ngoại giao. Theo đó, chức vụ ngoại giao bao gồm: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền; Đại sứ; Công sứ; Tham tán Công sứ; Tham tán; Bí thư thứ nhất; Bí thư thứ hai; Bí thư thứ ba; Tùy viên.
Về chức vụ lãnh sự bao gồm: Tổng Lãnh sự; Phó Tổng Lãnh sự; Lãnh sự; Phó Lãnh sự và Tùy viên lãnh sự.
Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện
Theo quy định của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2009 thì cơ quan đại diện có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thúc đẩy quan hệ quốc phòng – an ninh, chính trị – xã hội;
- Phục vụ phát triển kinh tế đất nước;
- Thúc đẩy quan hệ văn hóa;
- Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự;
- Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại;
- Bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;
- Quản lý cán bộ và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện;
- Phân công thực hiện nhiệm vụ, chức năng giữa các cơ quan đại diện;
Cụ thể về những nhiệm vụ quyền hạn này được quy định từ điều 5 đến Điều 12 của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2009.
Tại sao cơ quan đại diện lại được gọi là cơ quan quyền lực?
Quyền lực được xem là khả năng của tổ chức hay cá nhân có thể buộc các tổ chức hay cá nhân khác phải phục tùng ý chí của mình. Quyền lực được sinh ra từ nhu cầu phân công lao động xã hội và quản lí xã hội, nhu cầu tổ chức hoạt động chung. Quyền lực là một phương tiện và điều kiện cần thiết, khách quan để bảo đảm sự hoạt động bình thường của bất kì một cộng đồng xã hội nào.
Quyền lực thể hiện mối quan hệ mệnh lệnh – phục tùng hoặc chỉ huy – lệ thuộc. Quyền lực được thể hiện qua sự áp đặt ý chí của chủ thể có quyền đối với các chủ thể dưới quyền. Mặt khác, sức mạnh của quyền lực được xác định thông qua mức độ phục tùng, phụ thuộc ý chí chủ thể có quyền của chủ thể dưới quyền. Trong đó cưỡng chế vừa là phương pháp mang tính quyết định để thực hiện quyền lực, vừa là yếu tố của nội dung quyền lực. Cưỡng chế có sự kết hợp chặt chẽ với phương pháp thuyết phục.
Bên cạnh đó, cơ quan đại diện là cơ quan quyền lực bởi cơ quan đại diện được vận hành, thực thi thông qua một bộ máy chuyên nghiệp và có sức mạnh đặc biệt là bộ máy nhà nước.
Trên đây là nội dung thông tin về cơ quan đại diện là gì? Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin dưới bài viết này của công ty Luật Hùng Sơn.