Đã thực hiện đăng ký tạm trú và được cấp sổ tạm trú nhưng lại thay đổi nơi tạm trú thì có cần phải đăng ký lại không và nếu cần phải đăng ký lại thì trình tự và thủ tục ra sao?
Chuyển nơi tạm trụ phải đăng ký lại?
Người đang sinh sống, lao động, học tập và làm việc tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng lại không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì phải thực hiện đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến (Luật cư trú tại khoản 2 Điều 30).
Cá nhân hoặc hộ gia đình khi đã đăng ký tạm trú sẽ được cấp sổ tạm trú. Nếu công dân thay đổi nơi tạm trú ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn thì cần phải đăng ký lại và được cấp sổ tạm trú mới (theo Thông tư 35/2014/TT-BCA tại khoản 4 Điều 17).
=> Như vậy, trong trường hợp mà chuyển đổi nơi đăng ký tạm trú ra ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn thì phải đăng ký lại.
Thủ tục đăng ký tạm trú lại khi đã thay đổi nơi tạm trú
Khi chuyển nơi tạm trú ra ngoài xã, phường, thị trấn thì cần phải đăng ký lại và trình tự, thủ tục thực hiện sẽ như đăng ký tạm trú mới. Theo đó, công dân sẽ thực hiện các bước như sau :
B1 : Hồ sơ đăng ký tạm trú cần chuẩn bị bao gồm :
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Chú ý :
+ Trường hợp thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê,cho mượn, cho ở nhà đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm.
+ Nếu người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã đồng ý cho đăng ký tạm trú bằng văn bản thì sẽ không cần ghi vào Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu nữa.
- Bản khai nhân khẩu đối với công dân từ 14 tuổi trở lên chưa khai Bản khai nhân khẩu lần nào;
- Giấy tờ, tài kiệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì sẽ không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp).
B2 : Nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú.
Xuất trình CMND hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với những quy định của pháp luật về cư trú:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì sẽ viết giấy biên nhận trao cho người nộp;
- Trường hợp hồ sơ đã đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì sẽ không được tiếp nhận và sẽ được trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không được tiếp nhận.
B3 : Nộp giấy biên nhận kết quả
- Trường hợp được giải quyết đăng ký tạm trú : Nộp lệ phí (theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi đăng ký tạm trú) và nhận hồ sơ’ kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu với các thông tin được ghi trong sổ tạm trú, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả);
- Trường hợp không giải quyết đăng ký tạm trú : Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
- Thời hạn giải quyết sẽ là 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về việc chuyển đổi nơi tạm trú, có cần phải đăng ký lại không? Nếu vẫn còn thắc mắc hay cần chúng tôi tư vấn gì thêm xin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.
Trân trọng./
- Giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước - 01/12/2023
- Những số điện thoại không nên nghe mới nhất 2023 - 28/11/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/11/2023