logo

Chức vụ là gì, tìm hiểu chức danh là gì?

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 28-10-2021 |
  • Tin tức , |
  • 1154 Lượt xem

Trong đời sống thường ngày, ta thường bắt gặp các cụm từ: “Chức danh” , “Chức vụ”. Chẳng hạn như bổ nhiệm chức vụ, thay đổi chức danh.. Hơn nữa, chức danh và chức vụ còn là một góc nhìn để đánh giá hay xác định vị trí của cá nhân trong một tổ chức hoặc rộng hơn là trong xã hội.

Quảng cáo

Vậy hai khái niệm: “Chức vụ” và “Chức danh” có điểm gì giống và khác nhau? Chức vụ là gì? Chức danh là gì? Khi nào thì sử dụng từ chức vụ? Khi nào thì sử dụng từ chức danh? Qua bài viết: “Chức vụ là gì, tìm hiểu chức danh là gì?” của Luật Hùng Sơn, sẽ cung cấp đến cho bạn đọc và khách hàng những thông tin bổ ích về nội dung trên.

Chức vụ là gì, chức danh là gì?

Pháp luật không quy định cụ thể khái niệm “Chức vụ” là gì. Tuy nhiên, trong Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đề cập:

Một số Chức vụ sau:

“Điều 3. Chức vụ, chức danh

1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

…”

Từ các quy định trên, có thể rút ra khái niệm về Chức vụ như sau: Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, vị trí cụ thể trong một tổ chức, cơ quan, đoàn thể. Chẳng hạn: Bí thư, Phó Bí thư Đảng Ủy trong cơ quan hành chính nhà nước cấp xã; Chức vụ Chủ tịch nước, Thủ tướng,.. đối với tập thể là đất nước; Chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng trong các tổ chức, doanh nghiệp.

Để có một chức vụ hay đạt được một chức vụ nhất định, buộc cá nhân phải trải qua quá trình tuyển dụng và đào tạo tương ứng với vị trí, chức vụ đó. Và người giữ chức vụ này phải được Nhà nước hoặc tổ chức công nhận, quản lý.

Một số Chức danh được thể hiện như sau:

“2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

a) Trưởng Công an;

b) Chỉ huy trưởng Quân sự;

c) Văn phòng – thống kê;

d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);

đ) Tài chính – kế toán;

e) Tư pháp – hộ tịch;

g) Văn hóa – xã hội.”

Từ các quy định về chức danh trên, có thể rút ra khái niệm về Chức danh như sau: Chức danh là bổn phận và sự ghi nhận một chức năng của vụ trí đã được công nhận hợp pháp. Chẳng hạn: Giáo sư, Bác sĩ, Luật sư, Cử nhân, Tiến sĩ,…

Thông qua chức danh, ta biết được những thông tin như trình độ năng lực, vị trí xã hội của một người trong tổ chức, đoàn thể nhất định. Chức danh giữ vai trò quan trọng đối với mỗi người. Trong công việc, các chức danh được đặt ra phải đáp ứng các tiêu chí:

  • Đảm bảo sự tín nhiệm, tuân thủ nguyên tắc;
  • Gắn liền trách nhiệm với công việc được giao đảm nhận;
  • Chức danh được trao phải đúng người và cần xem xét trên những điều kiện cần thiết.

Chức danh thường gồm hai loại: Chức danh khoa học và chức danh nghề nghiệp:

  • Chức danh khoa học thường đi kèm tên người đảm nhiệm chức danh. Chẳng hạn: Cử nhân; Thạc sĩ; Tiến sĩ; Giáo sư… Chức danh khoa học được cấp theo thứ tự của học hàm, học vị, chuyên ngành của cá nhân đó;
  • Chức danh nghề nghiệp là tên gọi gồm những thông tin về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của người nào đó trong từng lĩnh vực nghề nghiệp, được sử dụng làm căn cứ để tuyển dụng, sử dụng và quản lý. Chẳng hạn: Giám đốc; Chuyên viên; Trưởng phòng kinh doanh,…

Chức danh thường đi cùng với chức vụ. Chẳng hạn, chức danh bác sĩ sẽ có chức vụ bác sĩ đặt trong tổ chức là bệnh viện. Tuy vậy, một số chức danh không đi cùng với chức vụ và ngược lại, chức vụ không đi song hành với chức danh. Chẳng hạn, Chức danh Giáo sư, tiến sĩ luật đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Tiến sĩ chuyên ngành môi trường đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

Chẳng hạn Chức danh giáo viên trong trường học nhưng giáo viên đó đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng hoặc trưởng bộ môn thì hiệu trưởng hoặc trưởng bộ môn đó gọi là chức vụ; Cùng chức danh là đoàn viên nhưng nếu đặt trong đoàn thể là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì đoàn viên có thể có chức vụ hoặc không. Người đứng đầu trong Đoàn thể đó là Bí thư trung ương Đoàn, ở các địa phương thì người đứng đầu Đoàn thể là chức vụ Bí thư tỉnh đoàn,…Đây là các chức vụ của đoàn viên, và tùy vị trí có các tên gọi chức vụ khác nhau mặc dù đều chung một chức danh là đoàn viên.

chức vụ là gì

Chức vụ, chức danh trong tiếng anh là gì?

Trong tiếng Anh, chức danh là “Title”.

Một số chức danh phổ biến:

Chuyên viên: Expect;

Quảng cáo

Thực tập sinh: Trainee;

Kế toán: Accountant;

Thư ký: Secretary;

Viên chức, cán bộ: Officer (Staff);

Bác sĩ: Doctor;

Y tá: Nurse;

Giáo sư: Professor;

Thạc sĩ: Master;

Cử nhân: Just multiply;

Đầu bếp: Chef;

Đạo diễn: Director;

Họa sĩ: Painter;

Thư viện viên: Library member;

Họa sĩ: Painter;

Chức vụ là “Position”

Một số chức vụ phổ biến trong tiếng Anh:

Chủ tịch: President;

Giám đốc: Director;

Giám đốc điều hành: Chief Executive Officer (CEO);

Giám đốc thông tin: Chief Information Officer (CIO);

Quản lý: Manager;

Trưởng phòng: Department manager;

Trưởng Bộ phận: Head of Division;

Trường phòng nhân sự: Personnel manager;

Trưởng Phòng Marketing: Marketing manager.

Phân biệt chức danh và chức vụ

Chức danh và chức vụ thường được nhắc đến cùng nhau. Do đó, dễ gây nhầm lẫn về chức danh và chức vụ. Nhưng, nếu xét trên các tiêu chí cụ thể, chức danh và chức vụ có những đặc điểm khác biệt đáng kể.

TT Tiêu chí Chức danh Chức vụ
1. Tính công nhận Chức danh nhận được sự công nhận của xã hội.

Chẳng hạn với chức danh bác sĩ, là sự công nhận của xã hội đối với một cá nhân đã có sự học tập, trải qua sự trau dồi, rèn luyện để đạt được chức danh bác sĩ trên.

Quá trình trên không chỉ là quá trình học tập, nghiên cứu đơn thuần mà còn phải trải qua quá trình tuyển dụng.

Chức vụ khác với chức danh, không chỉ là nhận được sự công nhận của xã hội mà còn là sự công nhận từ tổ chức có chức năng, thẩm quyền đối đánh giá, quản lý với chức vụ đó.

Quá trình cố gắng, trau dồi của cá nhân không chỉ đơn thuần là nghiên cứu, học tập mà còn phải được sự công nhận từ một tổ chức, cơ quan có thẩm quyền.

2. Chức năng Chức danh của cá nhân gắn liền với tên gọi của cá nhân. Chẳng hạn như Luật sư bào chữa; Bác sĩ; Giáo viên; Đạo diễn,… Chức vụ của cá nhân thể hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân trong một tổ chức, đơn vị. Chính vì thế, chức năng của chức vụ thường được tổ chức, đoàn thể quy định rõ ràng, cụ thể.
3. Đơn vị quản lý Chức danh là sự công nhận của xã hội đối với một chức năng, công việc cụ thể. Do đó, người mang chức danh có thể đặt dưới sự quản lý của đơn vị, tổ chức. Nhưng cũng có thể không chịu sự quản lý của đơn vị, tổ chức nào. Những cá nhân mang chức danh này không bắt buộc phải thuộc đơn vị nào quản lý. Khác với chức danh, chức vụ là sự công nhận của một tổ chức. Do đó, chức vụ luôn đặt dưới sự quản lý của tổ chức hoặc đơn vị nhất định.

Chẳng hạn, chức vụ Bí thư tỉnh đoàn là chức danh của đoàn viên có chức vụ cao nhất của Đoàn thể tại địa phương. Chức vụ này đặt dưới sự quản lý của Đoàn thanh tiên Cộng sản Hồ Chí Minh

Nhân viên là chức danh hay chức vụ?

Căn cứ vào đặc điểm của chức danh, chức vụ và phân biệt chức danh với chức vụ kể trên. Căn cứ vào những điểm khác biệt nhất giữa chức danh và chức vụ đã phân tích. Nhận định: “Nhân viên” là chức danh trong cơ quan, tổ chức. Nhân viên không phải chức vụ.

Trưởng công an xã là chức danh hay chức vụ?

Trưởng công an xã là người đứng đầu cơ quan công an cấp xã. Có thể thấy, trưởng công an cấp xã được trao nhiều quyền năng, và có những nhiệm vụ, chức năng nhất định. Và để được bổ nhiệm, trưởng công an cấp xã cần trải qua quy trình, thủ tục chặt chẽ được quy định bởi các cấp có thẩm quyền. Do đó, trưởng công an xã là một chức vụ.

Trưởng công an xã là một chức vụ, nhưng trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ nói trên, người được bổ nhiệm cũng là công an- một chức danh được công nhận.

Người được bổ nhiệm làm trưởng công an xã phải đáp ứng các điều kiện như: Độ tuổi; Trình độ văn hóa; Trình độ chuyên môn; Trình độ tin học văn phòng; Trình độ ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số. Ngoài đáp ứng các điều kiện kể trên, và được sự thống nhất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Trưởng công an cấp huyện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã bổ nhiệm cá nhân đó vào chức vụ Trưởng công an cấp xã.

Tóm lại, việc sử dụng chức danh và chức vụ chưa được pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng và công nhận có thể rút ra những điểm phân biệt giữa Chức danh và chức vụ.

Trên đây là nội dung bài viết: Tìm hiểu chức vụ là gì, chức danh là gì? Và những nội dung xoay quanh đặc điểm, ví dụ thực tế liên quan đến hai khái niệm này. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho khách hàng và bạn đọc những thông tin cần thiết.

Luật Hùng Sơn là đơn vị tư vấn pháp luật uy tín, đầy đủ trên các lĩnh vực pháp luật dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình, hành chính,… Trường hợp cần giải đáp thắc mắc, vui lòng để lại thông tin và bình luận bên dưới. Nếu muốn tư vấn chuyên chuyên, vui lòng gọi điện đến Tổng đài tư vấn: 1900.6518 để được giải đáp kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn