Chữ ký số là gì? hiện nay chữ ký số được dùng rộng rãi trong các hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp,… Chữ kỹ số cũng được dùng đa dạng trong các công việc khác nhau như làm các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp,… Vậy cụ thể chữ ký số được dùng cho mục đích gì?
Chữ ký số là gì?
Chữ ký số là gì? “Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra dựa trên sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”
Nói dễ hiểu: Chữ ký số hay còn được gọi là Token là một thiết bị được mã hóa tất cả các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng thay cho chữ ký trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện đối với các giao dịch điện tử qua mạng internet.
Cơ sở pháp lý của chữ ký số
Các văn bản pháp luật điều chỉnh về chữ ký số như:
- Luật giao dịch điện tử 2005;
- Nghị định Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Giao dịch điện tử;
Tại các điều luật trong Luật giao dịch điện tử và nghị định hướng dẫn đều quy định chi tiết các quy định liên quan đến việc sử dụng chữ ký số, trường hợp sử dụng chữ ký số,…
Chữ ký số được dùng cho mục đích gì?
Trả lời cho câu hỏi Chữ ký số được dùng cho mục đích gì? Thì Luật Hùng Sơn sẽ cho các bạn thấy rất nhiều công dụng của chữ ký số trong các hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước như sau:
- Chữ ký số được tin tưởng lựa chọn nhờ nó đảm bảo tính an ninh tốt, bảo mật và tính chính xác cao, chữ ký số sẽ là phương tiện lưu trữ toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký kết. Việc sử dụng chữ ký số sẽ giúp cho các cá nhân hay tổ chức yên tâm hơn trong các giao dịch điện tử của mình.
- Chữ ký số được dùng để kê khai hồ sơ nộp thuế trực tuyến, thực hiện giao dịch chứng khoán điện tử hoặc tiến hành kê khai hải quan điện tử…Tiện lợi ở chỗ, khi sử dụng chữ ký điện tử thì các các nhân hay công ty, doanh nghiệp sẽ không phải in các giấy tờ kê khai, đóng dấu đỏ như trước mà tất cả bước s được thao tác trên phần mềm.
- Chữ ký số còn giúp cho việc trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan có thẩm quyền và các cá nhân hay tổ chức được đơn giản hóa, giảm bớt các thủ tục hành chính, từ đó việc trao đổi cũng thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết, không còn tốn thời gian, chi phí di chuyển nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý.
- Nhờ các lợi ích mà nó mang lại, chữ ký số vì vậy khá phổ biến trong các hoạt động ký kết hợp đồng của doanh nghiệp, khi mà các bên ở quá xa nhau, hay là các đối tác thông qua mạng trực tuyến không thể sắp xếp hẹn gặp.
Như vậy, có thể thấy vai trò của chữ ký số là rất quan trọng trong các hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển như hiện nay. Sự ra đời của chữ ký số chính là vừa đảm bảo tuyệt đối giá trị pháp lý, vừa đảm bảo tính an toàn bảo mật.
Đồng thời, không chỉ trong các hoạt động thương mại của doanh nghiệp, các cá nhân cũng có thể sử dụng chữ ký số để thuận tiện trong việc mua sắm hay giao dịch điện tử như các thủ tục với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội, ngân hàng…
Các loại chữ ký số hiện nay?
Với nhiều sự thuận tiện nêu trên, hiện nay rất nhiều đơn vị đang cung cấp chữ ký số, để thuận tiện nhất trong việc giao dịch, tiết kiệm thời gian, công sức thì việc lựa chọn chữ ký số phù hợp cũng rất quan trọng, dưới đây là một số loại chữ ký số phổ biến mà hôm nay Luật Hùng Sơn sẽ giới thiệu tới các bạn…
Các loại chữ ký số thường được các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng như:
- Chữ ký số điện tử Viettel-CA, do Tập đàn Viễn Thông Quân đội cung cấp. Chữ ký số điện tử của Viettel được sử dụng nhiều trong các dịch vụ về hành chính công như kê khai thủ tục hải quan, kê khai thuế, tiến hành đấu thầu trực tuyến hay là thực hiện các giao dịch điện tử như chứng khoán điện tử, ngân hàng trực tuyến…
- Chữ ký số điện tử MISA eSign, do công ty Cổ phần MISA cung cấp, đây là giải pháp chữ ký số đầu tiên không dùng tới thiết bị USB Token tại Việt Nam. Chữ ký số của MISA giúp người dùng thực hiện ký số ngay khi nộp báo cáo thuế hay ký số các văn bản ngay trên điện thoại di động hoặc khi thanh toán hóa đơn điện tử.
- Chữ ký số điện tử VNPT-CA, do tổng công ty dịch vụ viễn thông VNPT cung cấp. Chữ ký số VNPT phổ biến trong các giao dịch điện tử như ký kết văn bản thỏa thuận, hợp đồng, kê khai trực tuyến bảo hiểm xã hội.
- Chữ ký số điện tử BKAV-CA, do tập đoàn công nghệ BKAV sáng lập. Người dùng có lẽ đã quá quen thuộc với ứng dụng diệt virus BKAV đình đám một thời, với điểm mạnh công nghệ của mình, tập toàn BKAV này đã cung cấp chữ ký số điện tử, vẫn là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo tính an toàn tuyệt đối. Ngoài việc được sử dụng trong hoạt động hành chính công và thực hiện các hoạt động điện tử thông thường thì chữ ký số BKAV còn liên kết với dịch vụ công của kho bạc nhà nước, đây là một điểm cộng của chữ ký số điện tử BKAV.
Ngoài những loại kể trên, còn có chữ ký số của FPT, NewCA…cung cấp, khách hàng có thể tham khảo thêm để lựa chọn loại chữ ký phù hợp với mình hay doanh nghiệp mình nhất.
Sử dụng chữ ký số mang lại những ưu điểm gì?
Khả năng xác định nguồn gốc – Ưu điểm của chữ ký số điện tử đảm bảo an toàn cho người sử dụng
Các hệ thống mật mã hóa khóa công khai, ở đây cho phép mật mã hóa văn bản với khóa bí mật mà chỉ có người chủ của khóa biết. Muốn sử dụng được chữ ký số thì văn bản gửi đi cần phải được mã hóa hàm băm (Hàm băm có độ dài cố định và ngắn hơn văn bản), sau đó dùng khóa bí mật của người chủ để mã hóa. Khi cần kiểm tra thì bên nhận giải mã phải sử dụng khóa công khai để lấy lại hàm băm và kiểm tra với hàm băm của văn bản nhận được.
Nếu hai hàm băm khớp với nhau thì lúc đó bên nhận có thể tin tưởng xác định văn bản đó xuất phát từ người sở hữu khóa bí mật.
Tính không thể phủ nhận – Ưu điểm của chữ ký số giải quyết tranh chấp
Trong giao dịch, để tránh trường hợp người gửi phủ nhận mình không phải là người gửi văn bản, bên nhận có thể yêu cầu bên gửi phải gửi kèm chữ ký số với văn bản.
Trường hợp khi có tranh chấp xảy ra, bên nhận có thể dùng chữ ký số như một chứng cứ để bên thứ ba giải quyết.
Ưu điểm của chữ ký số về tính toàn vẹn, văn bản được bảo toàn
Cả hai bên tham gia vào quá trình truyền thông tin đều có thể tin tưởng là văn bản không bị chỉnh sửa trong khi truyền đi. Vì nếu văn bản bị thay đổi dù là một chút thì hàm băm cũng sẽ thay đổi và ngay lập tức sẽ bị phát hiện. Yên tâm là quy trình mã hóa sẽ ẩn nội dung đối với bên thứ ba.
An toàn tuyệt đối với ưu điểm của chữ ký số: Tính duy nhất
Về kỹ thuật công nghệ, chữ ký số dựa trên hạ tầng mã hóa công khai (PKI), trong đó phần quan trọng nhất là thuật toán mã hóa công khai RSA. Công nghệ này có nhiệm vụ đảm bảo chữ ký số khi được một người dùng nào đó tạo ra là duy nhất, không thể giả mạo được và chỉ có người sở hữu khóa bí mật mới có thể tạo ra được chữ ký số đó (đã được chứng minh về mặt kỹ thuật mã hóa).
Với những ưu điểm kể trên, khi doanh nghiệp sử dụng chữ ký số cũng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích:
- Tiết kiệm thời gian, chi phí hành chính
- Tiết kiệm công sức, thời gian đi lại, thời gian chờ đợi việc thực hiện các thủ tục hành chính;
- Không phải in ấn nhiều hồ sơ, giấy tờ, việc chuyển hồ sơ cho khách hàng cũng thuận tiện và nhanh chóng hơn;
- Ký tá các văn bản trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, có thể ký bất cứ đâu và bất cứ khi nào có thể.
Thủ tục đăng ký chữ ký số điện tử nhanh chóng
Tùy vào loại chữ ký số mà thủ tục, hồ sơ đăng ký có thể khác nhau đôi chút. Tuy nhiên nhìn chung thì thủ tục đăng ký chữ ký số như sau:
a) Đối với tổ chức hay doanh nghiệp
Để đăng ký được chữ ký số điện tử được cấp bởi các đơn vị chứng thực chữ ký số uy tín, tổ chức hay doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Bản sao có công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Bản sao có công chứng giấy phép hoạt động;
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp;
- Bản sao có công chứng chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp lý (hoặc hộ chiếu).
b) Đối với cá nhân
Đối với cá nhân thì hồ sơ cần chuẩn bị sẽ đơn giản hơn. Chỉ cần bản sao công chứng CMND hoặc hộ chiếu của người sử dụng chữ ký số là đã có thể đăng ký được.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ trong, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để đăng ký sử dụng chữ ký số.
Nhà cung cấp lúc này sẽ chứng thực nội dung hồ sơ trên do doanh nghiệp cung cấp và tiến hành làm hợp đồng cũng như bàn giao chữ ký số cho người mua.
Quy định sử dụng chữ ký số trong doanh nghiệp
Một số quy định về điều kiện cấp và sử dụng chữ ký số trong doanh nghiệp gồm điều kiện về chủ thể: phải là doanh nghiệp thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều kiện về tài chính, nhân sự, kỹ thuật dưới đây:
Về điều kiện tài chính
a) Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam không dưới 05 (năm) tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ do lỗi của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và thanh toán chi phí tiếp nhận và duy trì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy phép;
b) Nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số đầy đủ (trong trường hợp cấp lại giấy phép).
Điều kiện về nhân sự
a) Doanh nghiệp cần phải có nhân sự chịu trách nhiệm: Quản trị hệ thống, vận hành hệ thống và cấp chứng thư số, bảo đảm an toàn thông tin của hệ thống;
b) Nhân sự được quy định tại điểm a khoản này phải có bằng đại học trở lên, chuyên ngành an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông.
Điều kiện về kỹ thuật
a) Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lưu trữ đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin của thuê bao phục vụ việc cấp chứng thư số trong suốt thời gian chứng thư số có hiệu lực;
- Lưu trữ đầy đủ, chính xác, cập nhật danh sách các chứng thư số có hiệu lực, đang tạm dừng và đã hết hiệu lực và cho phép và hướng dẫn người sử dụng Internet truy nhập trực tuyến 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần;
- Đảm bảo việc tạo cặp khóa chỉ cho phép mỗi cặp khóa được tạo ra ngẫu nhiên và đúng một lần duy nhất; phải có tính năng đảm bảo khóa bí mật không bị phát hiện khi có khóa công khai tương ứng;
- Có tính năng cảnh báo, ngăn chặn và phát hiện truy nhập bất hợp pháp trên môi trường mạng;
- Thiết kế theo xu hướng giảm thiểu tối đa được sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường Internet;
- Hệ thống phân phối khóa phải đảm bảo sự toàn vẹn và bảo mật của cặp khóa. Trong trường hợp phân phối khóa trên môi trường mạng máy tính thì hệ thống phân phối khóa phải sử dụng các giao thức bảo mật để đảm bảo không lộ thông tin trên đường truyền.
b) Có phương án kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn hệ thống thông tin và các quy chuẩn kỹ thuật hay tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực đang có hiệu lực;
c) Có các phương án kiểm soát sự ra vào trụ sở, quyền truy nhập hệ thống, quyền ra vào nơi đặt thiết bị phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;
d) Có các phương án dự phòng đảm bảo duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra;
đ) Có phương án cung cấp trực tuyến thông tin thuê bao cho Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, phục vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số;
e) Toàn bộ hệ thống thiết bị sử dụng để cung cấp dịch vụ đặt tại Việt Nam;
g) Trụ sở, nơi đặt máy móc, thiết bị phải phù hợp với yêu cầu của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ; có khả năng chống chịu lũ, lụt, động đất, thiên tai hay nhiễu điện từ, sự xâm nhập bất hợp pháp của con người;
h) Có quy chế chứng thực theo mẫu quy định tại quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
Trên đây là bài viết chia sẻ của Luật Hùng Sơn về các vấn đề liên quan đến quy định về chữ ký số, cách sử dụng chữ ký số. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 5618.