logo

Chồng lừa lấy xe đi cầm đồ – Theo pháp luật xử lý như thế nào?

Chồng lấy trộm xe của vợ đi cầm cố có bị pháp luật xử lý hay không? Làm thế nào để lấy lại xe đã bị cầm đồ? Có được trình báo công an nếu chồng lừa lấy xe đi cầm đồ hay không? Và một vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đè này sẽ được luật Hùng Sơn giải đáp cụ thể dưới đây.

Quảng cáo

Chồng lừa lấy xe đi cầm đồ theo pháp luật xử lý như thế nào?

Kính gửi luật sư, cho em hỏi trường hợp của em thì xử lý như thế nào ạ. Cụ thể, chồng của em có đem xe máy của em đi cầm đồ tại các hiệu cầm đồ, rất nhiều lần em phải đi chuộc về để có phương tiện đi lại. Nhưng chồng vẫn không khắc phục được, lần này lại lừa em để lấy chiếc xe vision của em đi cầm tiếp. Vậy cho em hỏi trường hợp của chồng em có vi phạm pháp luật hay không? Em có thể khởi kiện chồng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không ạ? 

Luật sư tư vấn

Theo quy định Điều 309 của Bộ luật Dân sự 2015 về cầm cố tài sản như sau:

– Cầm cố tài sản được hiểu là việc một bên tức là bên  cầm cố tiến hành giao tài sản thuộc quyền sở hữu của chính mình cho giao lại cho bên kia tức là bên nhận cầm cố nhằm mục đích để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

– Như vậy, có nghĩa là trong trường hợp bạn trình trên thì chồng bạn không phải là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe vision và chồng bạn cũng không được chủ sở hữu (ở đây là bạn) ủy quyền hợp pháp để thực hiện giao dịch cầm cố nêu trên.

– Bên cạnh đó, chiếc xe vision là tài sản bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu, dó đó tài sản này sẽ có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu. Trường hợp nếu chồng bạn có cầm theo các giấy tờ xe vision của bạn đi cầm cố thì trong trường hợp này, ắt hẳn chỗ cầm đồ sẽ biết chắc chắn xe này không phải là xe thuộc sở hữu của người chồng nhưng bên cầm đồ vẫn cầm chiếc xe này, do đó giao dịch cầm cố xe vision này được xem là trái pháp luật, giao dịch sẽ không có giá trị pháp lý và nó được xem là vô hiệu.

Quảng cáo

– Theo quy định Điều 131 của Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu sẽ xảy ra các hậu quả pháp lý như sau:

  • Giao dịch dân sự vô hiệu theo pháp luật kể từ thời điểm giao dịch được xác lập sẽ không làm phát sinh, chấm dứt hay thay đổi quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên giao dịch.
  • Khi giao dịch dân sự được xem là vô hiệu thì các bên giao dịch bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, và hoàn trả lại cho nhau tất cả những gì đã nhận.
  • Trường hợp nếu mà không thể hoàn trả lại được bằng hiện vật cho bên còn lại thì có quy ra thành tiền để hoàn trả lại.
  • Bên nào ngay tình đối với việc thu hoa lợi, lợi tức thì sẽ không cần phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  • Ngoài ra, nếu bên nào có lỗi dẫn đến gây thiệt hại thì bắt buộc phải bồi thường.
  • Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

chồng lừa lấy xe đi cầm đồ

Hướng giải quyết nếu chồng lừa mang xe đi cầm đồ

Theo quy định trên, trong trường hợp của bạn sẽ có hai hướng giải quyết như sau:

-Hướng thứ nhất, bạn cần phải nói chuyện với chồng nhằm mục đích thỏa thuận về việc trả lại tiền cầm chiếc xe vision mà chồng bạn đã nhận cho cửa hàng cầm đồ. Đồng thời, do giao dịch dân sự này theo quy định pháp luật là vô hiệu cho nên cửa hàng cầm đồ cần phải trả lại xe chiếc máy vision này cho bạn.

– Hướng thứ hai, nếu bạn không nhận được sự hợp tác của chồng bạn và sự hợp tác của cửa hàng cầm đồ thì trong trường hợp này bạn có quyền làm đơn để tiến hành trình báo lên cơ quan Công an xem xét giải quyết trường hợp của bạn.

Hy vọng bài viết về vấn đề chồng lừa lấy xe đi cầm đồ theo pháp luật xử lý như thế nào? Của luật Hùng Sơn giúp ích cho bạn.

>>> Tội trộm cắp tài sản bị xử phạt theo pháp luật như thế nào?

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn