Trong những năm qua nhà nước luôn có chính sách vay vốn cho sinh viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên nghèo có cơ hội được học tập và giúp ích cho đất nước. Vậy, vay vốn cho sinh viên là gì? Pháp luật quy định như thế nào về chính sách vay vốn cho sinh viên. Trong nội dung bài viết dưới đây của công ty Luật Hùng Sơn, chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp về chính sách này để giúp các sinh viên và người nhà có nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động học tập hiểu rõ hơn.
Vay vốn cho sinh viên là gì?
Với các bạn sinh viên, những tháng ngày học tập xa nhà là khoảng thời gian khó khăn nhất, mặc dù được bố mẹ chu cấp tiền sinh hoạt, tiền ăn học hàng tháng nhưng những khoản phí sinh hoạt xung quanh luôn là gánh nặng.
Khoản vay vốn cho sinh viên sẽ là phần nào giúp các bạn sinh viên trút bỏ gánh nặng về tài chính. Đồng thời, khoản tiền vay vốn này cũng giúp các bạn vững tin hơn trên bước đường học vấn của bản thân.
Quy định của pháp luật về chính sách vay vốn cho sinh viên
Đối tượng được vay vốn
Theo Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg thì đối tượng được vay vốn là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp và các trường dạy nghề, cụ thể:
– Sinh viên mồ côi cả cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi mẹ hoặc cha nhưng người còn lại không có khả năng lao động;
– Sinh viên thuộc hộ nghèo, thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người có hộ gia đình nghèo.
– Sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do bệnh tật, tai nạn, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn trong thời gian theo học có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.
Điều kiện được vay vốn sinh viên
Sinh viên thuộc đối tượng được vay vốn phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 4 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg thì mới được vay vốn. Cụ thể như sau:
– Sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay vốn;
– Sinh viên năm nhất vừa mới trúng tuyển đại học thì phải có Giấy báo trúng tuyển của nhà trường;
– Sinh viên từ năm thứ hai trở đi thì phải có giấy xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường. Đồng thời, sinh viên cũng không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: nghiện hút, cờ bạc, buôn lậu, trộm cắp.
Mức vốn và lãi suất cho vay
– Mức vốn: Đến nay, chính sách học phí thay đổi và giá cả sinh hoạt biến động, mức vốn vay này đã được điều chỉnh nhiều lần. Năm 2021, theo Quyết định số 1656/QĐ-TTg năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ thì mức vốn cho vay là 2,5 triệu đồng/tháng/sinh viên.
– Lãi suất: theo Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, lãi suất cho vay đối với sinh viên hiện nay là 0,55%/tháng.
Hiện Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Nếu dự thảo này được Quốc hội thông qua thì mức vay tối đa của mỗi sinh viên, mỗi học sinh sẽ tăng từ 2,5 triệu đồng/tháng lên mức 04 triệu đồng/tháng.
Thời hạn trả nợ
Sinh viên phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày sinh viên kết thúc khóa học.
– Đối với chương trình học không quá 01 năm: Thời hạn trả nợ tối đa bằng 02 lần thời hạn phát tiền vay (thời hạn phát tiền vay tính từ ngày nhận tiền vay đến ngày kết thúc khóa học)
– Đối với chương trình học khác: Thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
Chính sách của nhà nước cho sinh viên vay vốn hiện nay
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhằm góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của sinh viên, học sinh trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí ăn, ở, đi lại; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập. Chi tiết mọi quy định của chính sách vay vốn đối với sinh viên như đối tượng vay. điều kiện vay, mức lãi suất, thời hạn trả,… đã được phân tích ở mục trên.
Thủ tục cho vay vốn sinh viên
Theo Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD của Ngân hàng Chính sách xã hội, sinh viên vay vốn viết Giấy đề nghị cho vay vốn theo mẫu kèm theo Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo trúng tuyển đại học gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn tại UBND cấp xã. Tổ tiết kiệm và vay vốn này sẽ họp để bình xét về việc cho vay. Sau đó, tổ sẽ gửi Chủ tịch UBND cấp xã để xác nhận.
Sau khi có xác nhận, toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của sinh viên sẽ được gửi cho Ngân hàng Chính sách xã hội để làm thủ tục phê duyệt việc cho vay. Ngân hàng Chính sách thực hiện giải ngân vốn vay một năm 2 lần tương ứng với vào các kỳ học. Đến kỳ vay, sinh viên hoặc người nhà sinh viên mang Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân đến điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội gần nhất để nhận tiền vay.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề chính sách vay vốn cho sinh viên. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Trường hợp cần tư vấn chuyên sâu trong các vụ việc thực tế, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn của Luật Hùng Sơn: 1900.6518 (trong giờ hành chính) hoặc liên hệ số điện thoại 0964 509 555 (ngoài giờ hành chính) để được đội ngũ Luật sư có chuyên môn, nghiệp vụ hỗ trợ kịp thời.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023