Chiếm hữu là gì? Bảo vệ việc chiếm hữu như thế nào?

  • Luật sư Luyện Ngọc Hùng |
  • 04-06-2023 |
  • Tin tức , |
  • 91 Lượt xem

Chiếm hữu là gì? Bảo vệ việc chiếm hữu như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn nhé.

Quảng cáo

Chiếm hữu là gì?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, chiếm hữu được định nghĩa là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hay là gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

Chiếm hữu gồm có chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản.

Chiếm hữu không ngay tình là gì?

Theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Dân sự 2015, chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hay phải biết rằng mình không có quyền với tài sản đang chiếm hữu đó.

Một số hình thức chiếm hữu khác

– Một là, Chiếm hữu liên tục: Căn cứ theo Điều 182 Bộ luật Dân sự 2015 thì

+ Chiếm hữu liên tục được gọi là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có sự tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc là có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết thông qua một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả trường hợp tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.

+ Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là một căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu theo quy định tại Điều 184 Bộ luật Dân sự 2015.

Quảng cáo

– Chiếm hữu công khai: Căn cứ theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Dân sự 2015

+ Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo công dụng, tính năng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như đối với tài sản của chính mình.

+ Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được.

Cách bảo vệ việc chiếm hữu như thế nào?

Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm, người chiếm hữu được quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm đó phải chấm dứt ngay hành vi, khôi phục hiện trạng ban đầu, trả lại tài sản cũng như bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, những cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Đối với trường hợp đòi lại tài sản: Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản được quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người đang sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật. Chủ sở hữu không được quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có những quyền khác đối với tài sản đó.

Đối với trường hợp chủ sở hữu quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình thì: Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản này khi người chiếm hữu ngay tình có được động sản này dựa trên hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản đó; nếu hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản khi động sản đó bị lấy cắp, bị mất hay trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Sơn về nội dung Chiếm hữu là gì? Bảo vệ việc chiếm hữu như thế nào? Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự về chiếm hữu và các vấn đề pháp lý khác liên quan … Quý khách hàng vui lòng liên hệ: 1900.6518 để được Luật sư tư vấn hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng./.

Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn