Tư vấn xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam mới nhất

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 03-11-2021 |
  • Giấy phép , |
  • 718 Lượt xem

Gần đây với các quy định mới của Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật liên quan đã tạo điều kiện cho các nhà thầu nước ngoài thực hiện đấu thầu mạnh mẽ và thực hiện nhiều các dự án thầu tại Việt Nam. Khác với nhà thầu trong nước, nhà thầu nước phải bắt buộc phải được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu hoặc theo từng hồ sơ thầu.

Quảng cáo

Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật xây dựng 2014;
  • Luật Xây dựng sửa đổi 2020;
  • Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Thông tư 02/2019/TT-BXD hướng dẫn chi tiết về chế độ báo cáo định kỳ; sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điều của Thông tư liên quan đến chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 quy định về các điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng như sau: Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động”.

xin giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài tại việt nam

Phân nhóm dự án xây dựng nhóm A; nhóm B; nhóm C

Những dự án đầu tư xây dựng thuộc nhóm A là dự án thuộc vào một trong các tiêu chí sau đây:

  • Dự án không có sự phân biệt tổng mức đầu tư xây dựng là một trong những trường hợp được quy định sau: dự án ở địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng với quốc gia về an ninh, quốc phòng dựa theo các quy định của pháp luật hiện hành về an ninh, quốc phòng; dự án thuộc các lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng và có tính chất bảo mật quốc gia; dự án sản xuất các chất nổ, chất độc hại; dự án hạ tầng khu chế xuất, khu công nghiệp.
  • Dự án có giá trị tổng mức đầu tư xây dựng từ 2.300 tỷ đồng trở lên và thuộc một trong những lĩnh vực sau: ngành công nghiệp điện; công trình giao thông có bao gồm cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, cảng sông, đường quốc lộ; ngành công nghiệp điện; hóa chất, xi măng, phân bón; khai thác dầu khí; chế tạo máy, luyện kim; khai thác và chế biến khoáng sản; xây dựng khu nhà ở.
  • Dự án giá trị có tổng mức đầu tư xây dựng từ 1.500 tỷ đồng trở lên và thuộc một trong những lĩnh vực sau: về thủy lợi; công trình giao thông trừ các dự án như cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, cảng sông, đường quốc lộ; dự án kỹ thuật điện; cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; lĩnh vực hóa dược; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; lĩnh vực sản xuất vật liệu trừ các dự án như xi măng, phân bón, hóa chất; công trình cơ khí trừ các dự án như chế tạo máy, luyện kim; bưu chính, viễn thông.
  • Dự án có giá trị tổng mức đầu tư xây dựng từ 1.000 tỷ đồng trở lên và thuộc một trong những lĩnh vực sau: lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; dự án khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; Công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; công trình công nghiệp trừ các dự án thuộc vào lĩnh vực công nghiệp được quy định như các dự án đầu tư xây dựng loại A phía trên.
  • Dự án có giá trị tổng mức đầu tư xây dựng từ 800 tỷ đồng trở lên và thuộc một trong những lĩnh vực sau: lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục; lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát thanh, truyền hình, tin học; kho tàng; lĩnh vực thể dục thể thao, du lịch; công trình xây dựng dân dụng trừ các dự án xây dựng khu nhà ở.

Những dự án đầu tư xây dựng thuộc nhóm B là dự án thuộc vào một trong các tiêu chí sau đây:

  • Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng từ 120 tỷ đồng cho đến dưới 2.300 tỷ đồng thuộc một trong những lĩnh vực sau: công nghiệp điện; giao thông có bao gồm cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, cảng sông, đường quốc lộ; công nghiệp điện; hóa chất, xi măng, phân bón; khai thác dầu khí; chế tạo máy, luyện kim; khai thác và chế biến khoáng sản; xây dựng khu nhà ở.
  • Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng từ 80 tỷ đồng cho đến dưới 1.500 tỷ đồng thuộc một trong những lĩnh vực sau: thủy lợi; giao thông trừ các dự án như cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, cảng sông, đường quốc lộ; kỹ thuật điện; cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; hóa dược; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; sản xuất vật liệu trừ các dự án như xi măng, phân bón, hóa chất; công trình cơ khí trừ các dự án như chế tạo máy, luyện kim; bưu chính, viễn thông.
  • Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng từ 60 tỷ đồng cho đến dưới 1.000 tỷ đồng thuộc một trong những lĩnh vực sau: sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; công nghiệp trừ các dự án thuộc vào lĩnh vực công nghiệp được quy định như các dự án đầu tư xây dựng loại B phía trên.
  • Dự án có tổng mức đầu tư xây dựng từ 45 tỷ đồng cho đến dưới 800 tỷ đồng thuộc một trong những lĩnh vực sau: văn hóa, y tế, giáo dục; nghiên cứu khoa học, phát thanh, truyền hình, tin học; kho tàng; thể dục thể thao, du lịch; xây dựng dân dụng trừ các dự án xây dựng khu nhà ở.

Những dự án đầu tư xây dựng thuộc nhóm C là dự án thuộc vào một trong các tiêu chí sau đây:

  • Dự án có giá trị tổng mức đầu tư xây dựng dưới 120 tỷ đồng: dự án công nghiệp điện; dự án giao thông có bao gồm cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, cảng sông, đường quốc lộ; công nghiệp điện; dự án hóa chất, xi măng, phân bón; dự án khai thác dầu khí; dự án chế tạo máy, luyện kim; dự án khai thác và chế biến khoáng sản; dự án xây dựng khu nhà ở.
  • Dự án có giá trị tổng mức đầu tư xây dựng dưới 80 tỷ đồng: dự án thủy lợi; dự án giao thông trừ các dự án như cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, cảng sông, đường quốc lộ; công trình kỹ thuật điện; công trình cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; dự án hóa dược; dự án sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; dự án sản xuất vật liệu trừ các dự án như xi măng, phân bón, hóa chất; công trình cơ khí trừ các dự án như chế tạo máy, luyện kim; dự án bưu chính, viễn thông.
  • Dự án có giá trị tổng mức đầu tư xây dựng dưới 60 tỷ đồng: dự án sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; dự án ckhu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; ông trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; dự án công nghiệp trừ các dự án thuộc vào lĩnh vực công nghiệp được quy định như các dự án đầu tư xây dựng loại C phía trên.
  • Dự án có giá trị tổng mức đầu tư xây dựng dưới 45 tỷ đồng: dự án văn hóa, y tế, giáo dục; dự án nghiên cứu khoa học, phát thanh, truyền hình, tin học; kho tàng; dự án thể dục thể thao, du lịch; công trình xây dựng dân dụng trừ các dự án xây dựng khu nhà ở.

Điều kiện nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng

Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi đã có quyết định trúng thầu hoặc được lựa chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).

Nhà thầu nước ngoài bắt buộc phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc phải sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ những trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực để tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu.

Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam, Nhà thầu nước ngoài phải phân định rõ nội dung, khối lượng công việc và giá trị phần công việc mà nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.

Nhà thầu nước ngoài bắt buộc phải cam kết thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động nhận thầu dự án tại Việt Nam.

Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Hồ sơ xin cấp Giấy phép xay dựng cho nhà thầu nước ngoài bao gồm các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài theo mẫu tại phụ lục III Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử về kết quả việc đấu thầu hoặc quyết định được chọn thầu hợp pháp;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tửmột trong các giấy tờ sau: giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch đã cấp;
  • Bản báo cáo kinh nghiệm hoạt động các dự án liên quan đến các công việc nhận thầu và bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử bản báo cáo tổng hợp có kiểm toán tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất (đối với trường hợp không thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu);
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện các công việc đã nhận thầu (Hợp đồng đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu). Lưu ý: Nhà Thầu phụ Việt Nam cần có Chứng chỉ hoạt động xây dựng phù hợp với công việc được giao thầu;
  • Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu được ký bởi người đại diện theo pháp luật của Nhà thầu;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử công văn quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của dự án/công trình Nhà thầu xin cấp phép thực hiện.

Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam

Đơn đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài phải được lập bằng tiếng Việt;

Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan có ký kết và là thành viên có quy định về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự.

Các giấy tờ, tài liệu khác là giấy tờ được cấp bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch đó phải được công chứng, chứng thực theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng (Cục hoạt động xây dựng): có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài được thực hiện hợp đồng của dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn hai tỉnh trở lên;

Sở Xây dựng: có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài được thực hiện hợp đồng của dự án nhóm B, nhóm C được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.

Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp Giấy phép hoạt động xây dựng có thẩm quyền.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ xem xét tiếp nhận hồ sơ để cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp từ chối, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng phải trả lời nêu rõ lý do bằng văn bản cho nhà thầu. Cụ thể quy trình nộp hồ sơ như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tổ chức, doanh nghiệp là Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ theo quy định pháp luật như đãn nêu ở trên và nộp theo một trong ba cách sau: nộp trực tiếp tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Nộp thông qua chuyển qua hệ thống bưu chính; Nộp qua hình thức gửi trực tuyến qua hệ thống Dịch vụ công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quảng cáo

Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận và xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng hợp lệ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật, Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng. Trường hợp từ chối cấp, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời Nhà thầu nước ngoài và nêu rõ lý do.

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi bổ sung một số thông tin theo yêu cầu pháp luật. Nhà thầu nước ngoài chuyển sang bước 4

Bước 3: Sửa đổi bổ sung khi có yêu cầu

Sau thời gian thẩm định hồ sơ nếu Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng còn chưa chính xác, chưa hợp lệ theo quy định pháp luật thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ gửi thông báo chi tiết nội dung cần sửa đổi đến Nhà thầu.

Nhà thầu nước ngoài khi nhận được thông báo sửa đổi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng yêu cầu và thực hiện nộp lại hồ sơ đã sửa đổ theo yêu cầu và đúng thời hạn được ghi rõ trong thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Sau khi nộp hồ sơ sửa đổi bổ sung nếu hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài vẫn chưa đáp ứng đúng quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp tục ra thông báo đến Nhà thầu theo đúng quy trình như trên.

Bước 4: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Kết quả là giấy phép có xác nhận nội dung công việc của nhà thầu nước ngoài được thực hiện tại việt nam.

Chú ý khi cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc phải sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, chỉ trừ trường hợp nhà thầu trong nước không có đủ năng lực tham gia vào bất kỳ một công việc nào của gói thầu. Khi liên danh thực hiện gói thầu hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam, Hợp đồng phải phân định rõ nội dung, khối lượng phần công việc và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam thực hiện trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam;

Sau khi đã được Cấp giấy phép hoạt động xây dựng, Nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện đăng ký thông tin của Văn phòng điều hành và người đại diện cho nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng của dự án đã ký kết;

Nhà thầu nước ngoài cũng phải đăng ký sử dụng con dấu của văn phòng điều hành dự án tại Cơ quan công an có thẩm quyền (thẩm quyền cấp dấu của Cơ quan công an dựa theo thẩm quyền của Cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng). Nhà thầu nước ngoài chỉ được phép sử dụng con dấu văn phòng điều hành trong công việc phục vụ thực hiện hợp đồng  dự án tại Việt Nam theo quy định tại giấy phép thầu. Khi kết thúc hợp đồng dự án, nhà thầu nước ngoài phải nộp lại con dấu cảu mình cho cơ quan cấp;

Nhà thầu nước ngoài bắt buộc phải đăng ký và nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra nhà thầu nước ngoài cũng phải thực hiện các chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nhằm mục đích phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng;

Nhà thầu nước ngoài bắt buộc phải thực hiện việc tuyển dụng lao động, sử dụng người lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động; chỉ được phép đăng ký và đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý về kinh tế, quản lý về kỹ thuật và người có tay nghề cao mà ở Việt Nam nhân lực không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu công việc cần thực hiện của dự án;

Ngoài ra, nhà thầu nước ngoài rất cần tuân thủ các nghĩa vụ khác theo quy định tại điều 107 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Quy định về báo cáo của nhà thầu nước ngoài: Chậm nhất vào ngày 16 tháng 12 hằng năm, nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm phải báo cáo đến cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng và Sở Xây dựng nơi có dự án về tình hình Nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng.

Một số đặc điểm cần biết về Nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam:

Nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam là tổ chức, cá nhân nước ngoài có đủ năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân thì còn phải có năng lực hành vi dân sự để có thể ký kết và thực hiện công việc theo hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng hành vi dân sự của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam được xác định dựa theo theo pháp luật của nước mà nhà thầu nước ngoài có quốc tịch.

Nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh, nhà thầu phụ.

Nhà thầu nước ngoài thực hiện hoạt động xây dựng tại Việt Nam gồm các hoạt động sau: dự án lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, lập sự án khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, lập sự án thi công xây dựng, lập sự án giám sát xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, thực hiện nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng; quá trình bảo hành, bảo trì công trình xây dựng; cung cấp vật tư – thiết bị công nghệ kèm theo các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến công trình xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

Thời hạn và lệ phí cấp Giấy phép hoạt động xây dựng

  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại khoản 3 Điều 104 Nghị định 15/2021/NĐ-CP xem xét hồ sơ để cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 104 Nghị định này. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng phải trả lời bằng văn bản cho nhà thầu và nêu rõ lý do.
  • Khi đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nhận Giấy phép hoạt động xây dựng, nhà thầu nước ngoài phải nộp lệ phí nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính. Lệ phí cấp theo Điều 4 Thông tư 172/2016/TT-BTC: Lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài: 2.000.000 (hai triệu) đồng/giấy phép.
  • Giấy phép hoạt động xây dựng hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
    • Hợp đồng thầu đã hoàn thành và được thanh lý;
    • Hợp đồng không còn hiệu lực khi nhà thầu nước ngoài bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản hoặc vì các lý do khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.

Dịch vụ xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

  • Tư vấn điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tư vấn các thủ tục làm xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
  • Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu phục vụ cho việc cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
  • Hoàn thiện hồ sơ cho khách hàng để được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
  • Thực hiện thủ tục xin Giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đăng ký và xin cấp con dấu Văn phòng điều hành công trình của Nhà thầu nước ngoài;
  • Tư vấn, soạn thảo Hợp đồng liên danh giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu Việt Nam.

Một số Khách hàng tiêu biểu đã sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam:

Luật Hùng Sơn có nhiều kinh nghiệm trong việc xin Giấy Phép thầu tại Việt Nam cho các nhà thầu thuộc dự án: Lotte, Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức, Xử lý ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Biên Hòa, Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam, Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ,…

Các nhà thầu nước ngoài mong muốn tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam hoặc có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài, trong trường hợp gặp phải khó khăn trong việc thực hiện thủ tục đăng ký khuyến mại Quý Khách hàng có thể liên hệ Tổng Đài Tư Vấn Luật 1900 6518 hoặc liên hệ Hotline 0964 509 555 – 0969 32 99 22 của Luật Hùng Sơn để được tư vấn miễn phí và đặt sử dụng dịch vụ đăng ký khuyến mại của Luật Hùng Sơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn