logo

Quy định cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn mới nhất

Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, cấp dưỡng nuôi con, nuôi con sau ly hôn, trợ cấp nuôi con sau ly hôn, quy định về mức cấp dưỡng nuôi con, quy định cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, không cấp dưỡng sau khi ly hôn, thi hành án cấp dưỡng nuôi con. Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là nghĩa vụ và trách nhiệm của bố/mẹ. Vậy luật pháp quy định như thế nào về trợ cấp nuôi con sau ly hôn? Cách tính tiền trợ cấp như thế nào? Xem ngay bài viết sau để được luật sư tư vấn chi tiết.

Quảng cáo

Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn – Hiểu thế nào cho đúng?

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật”

Trong vụ việc ly hôn thì một bên sẽ có quyền nuôi con sau khi ly hôn, người còn lại không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:

“Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

Việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, vì vậy người nào không trực tiếp nuôi con phải có trách nhiệm thực hiện việc cấp dưỡng này.

Quy định về mức tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn mới nhất

Hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào về mức tiền cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Pháp luật đang có quy định chung chung dựa trên thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, Và dựa trên nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

mức tiền trợ cấp nuôi con sau ly hôn

Mức cấp dưỡng nuôi con của cha/mẹ sau khi ly hôn được quy định tại Điều 116 Luật HN&GĐ năm 2014, theo đó:

“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được hướng dẫn theo Mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con. Mức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ khả năng của mỗi bên mà Tòa án sẽ quyết định mức cụ thể.

Như vậy pháp luật ưu tiên sự thỏa thuận giữa các bên về mức cấp dưỡng căn cứ trên thu nhập và khả năng thực tế, và nhu cầu thực tế của người được cấp dưỡng. Chỉ khi nào hai bên không thể thỏa thuận được và yêu cầu Tòa án thì Tòa án mới quyết định.

Thủ tục khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Thủ tục kiện yêu cầu cấp dưỡng tiền nuôi con sau ly hôn được tiến hành khi vợ chồng ly hôn tại Tòa án và các bên không yêu cầu giải quyết vấn đề cấp dưỡng, nhưng sau khi ly hôn lại không thỏa thuận được nhau về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng, hoặc bên cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Cụ thể:

  • Nếu trong bản án, quyết định ly hôn không có nội dung về nghĩa vụ cấp dưỡng và mức cấp dưỡng thì người trực tiếp nuôi con có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bên kia thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con.
  • Nếu trong bản án quyết định có nêu về nghĩa vụ cấp dưỡng và mức cấp dưỡng nhưng nay người đang trực tiếp nuôi con thấy mức cấp dưỡng đó không còn phù hợp nữa thì cũng vẫn có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng đối với bên còn lại.

Thủ tục khởi kiện được tiến hành theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cụ thể tại chương XII Hồ sơ khởi kiện gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Bản án, quyết định ly hôn;
  • CMND/CCCD, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng);
  • Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con;
  • Chứng cứ chứng minh thu nhập của vợ, chồng.

Khi đơn khởi kiện đã đầy đủ và hợp lệ, Tòa án tiến hành thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án.

Nghĩa vụ và cách tính cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Theo Điều 107. Luật HN&GĐ thì Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng. Nghĩa vụ này không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không được chuyển giao cho người khác. Nếu trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì sẽ bị buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

bố mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trong trường hợp con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình  nếu không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm các nghĩa vụ nuôi dưỡng con. (theo căn cứ Điều 110 Luật HN&GĐ năm 2014)

Như vậy nghĩa vụ nuôi dưỡng con sau khi ly hôn là nghĩa vụ bắt buộc của cha,mẹ nếu không trực tiếp nuôi con. Nếu trốn tránh nghĩa vụ thì sẽ có chế tài xử lý.

Như đã nói thì hiện chưa có cách tích cụ thể nào cho mức cấp dưỡng nuôi con mà chỉ dựa trên khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu của con.

Các phương thức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Các phương thức cấp dưỡng được quy định cụ thể tại Điều 117 Luật HN&GĐ năm 2014, có thể thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Việc lựa chọn phương thức cấp dưỡng như thế nào do các bên tự nguyện thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì phương thức cấp dưỡng sẽ do Tòa án giải quyết dựa trên yêu cầu của các bên.

Quảng cáo

Các bên có thể thỏa thuận về việc thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng nếu trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Giải đáp một số câu hỏi về cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được hưởng quyền thăm non?

Căn cứ theo quy  định tại Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Theo khoản 2 Điều 83 Luật HN&GĐ về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì

“Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Theo đó thì quyền thăm nom con nếu bạn không trực tiếp nuôi dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hoàn toàn riêng biệt. Không ai được cản trở việc thăm nom chỉ trừ trường hợp cha mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để gây ảnh hưởng xấu đến con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người đó. Quyền thăm nom con sẽ không gắn liền với nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn, vì vậy, nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không thực hiện nghĩa vụ thì vẫn được đảm bảo quyền lợi được thăm nom con. Quyền lợi này chỉ bị hạn chế khi có quyết định hạn chế quyền thăm nom của Tòa án trong trường hợp pháp luật quy định.

Không trợ cấp nuôi con sau ly hôn bị phạt thế nào?

Cấp dưỡng là một trong những nghĩa vụ bắt buộc người bố, mẹ phải thực hiện đối với con sau khi ly hôn nếu không thực hiện thì bị pháp luật xử lý theo quy định cụ thê:

  • Theo quy định, nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà không thực hiện nghĩa vụ của mình và không thuộc trường hợp tại Điều 118 Luật HN&GĐ năm 2014 thì người trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu người đó tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định.
  • Theo Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thi hành án dân sự có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định

Ngoài ra khi đã bị xử lý vi phạm hành chính rồi mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng vẫn cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 186 Bộ luật hình sự, cụ thể:

“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Như vậy, nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể bị phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chồng không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn phải làm sao?

không thực hiện trợ cấp nuôi con sau ly hôn thì bên nuôi con có thể khởi kiện

Nếu việc ly hôn của vợ chồng bạn đã được tòa án giải quyết và ban hành bằng bản án sơ thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị thì sẽ có hiệu lực sau 1 tháng. Và theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án đối với bản án, quyết định của tòa án nếu người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành án (cấp dưỡng nuôi con) hoặc thi hành không đầy đủ.

Bạn làm đơn yêu cầu thi hành án gửi Chi cục Thi hành án dân sự nơi chồng bạn cư trú kèm theo nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan như xuất trình chứng cứ chứng minh chồng bạn có tài sản để thi hành án. Nếu không có thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Chi cục Thi hành án xác minh.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án và đơn hợp lệ, cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.

Không đăng ký kết hôn, có cần thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con?

Nam nữ không đăng ký kết hôn và sống chung với nhau như vợ chồng thì sẽ không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, tuy nhiên quyền và nghĩa vụ đối với con cái sẽ được giải quyết theo quy định của Luật HN&GĐ. Theo đó thì cha, mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định.

Nếu không đăng ký kết hôn mà hai người chỉ sống chung với nhau như vợ thì khi có vấn đề xảy ra, một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, người trực tiếp nuôi con sẽ rất khó để yêu cầu người kia cấp dưỡng cho con. Vì Kết hôn không chỉ xác nhận mối quan hệ vợ chồng mà còn kéo theo nhiều căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái. Chỉ khi có xác nhận quan hệ huyết thống giữa cha, mẹ và con thì mới phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp một người không trực tiếp nuôi con.

Như vậy, muốn yêu cầu cấp dưỡng cho con khi không có giấy chứng nhận kết hôn thì người trực tiếp nuôi con phải làm thủ tục xác nhận quan hệ huyết thống giữa cha, mẹ và con sau khi làm thủ tục xác nhận thì yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng cho con theo đúng quy định pháp luật.

Thời điểm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng?

Người cấp dưỡng sẽ chấm dứt trợ cấp tiền cấp dưỡng nuôi con theo các trường hợp quy định Điều 118 Luật Hôn nhân và Gia đình:

  • Con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
  • Con được nhận làm con nuôi;
  • Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng;
  • Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
  • Một số Trường hợp khác theo quy định của luật.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con luôn phát sinh khi có quan hệ huyết thống giữa cha, mẹ và con. Đây là nghĩa vụ bắt buộc và không thể trốn tránh hay chuyển giao (trừ trường hợp pháp luật quy định). Nếu cố tình trốn tránh sẽ có chế tài xử lý.

Qua bài đọc mà Luật Hùng Sơn đã chia sẻ, hy vọng bạn đọc đã hiểu được các quy định về cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Nếu còn gặp phải những vướng mắc và cần hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý Quý khách vui lòng liên hệ qua số điện thoại 19006518 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.

5/5 - (2 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn