Cảnh sát khu vực là gì? Quyền hạn của cảnh sát khu vực

Cảnh sát khu vực là gì? Quyền hạn của cảnh sát khu vực. Cảnh sát khu vực có được quyền kiểm tra đột xuất chỗ ở của công dân? Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về các vấn đề trên.

Quảng cáo

Cảnh sát khu vực là gì?

Cảnh sát khu vực là lực lượng thuộc Công an nhân dân (CAND) nằm trong cơ cấu của Công an phường, được thành lập từ năm 1955. Theo quy định mới nhất hiện nay là Thông tư  số 09/2015/ TT-BCA  thì Cảnh sát khu vực là lực lượng Cảnh sát nhân dân, công tác tại Công an phường, thị trấn, Đồn Công an và Công an xã trọng điểm phức tạp về ANTT thực hiện chức năng thi hành pháp luật về quản lý an ninh trật tự (ANTT).  Hiểu nôm na Cảnh sát khu vực là cánh tay nối dài của lực lượng Công an xuống dưới địa bàn, thường là các khu vực phức tạp nhằm quản lý tốt địa bàn, phục vụ chức năng phòng chống và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Tương tự như trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố là cánh tay của UBND cấp xã để thực hiện công tác quản lý vậy.

Không phải đơn vị công an cấp xã nào cũng có Cảnh sát khu vực. Cảnh sát khu vực chỉ được bố trí ở những Công an phường, thị trấn, đồn Công an và xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự nơi có Trưởng, Phó Trưởng Công  an xã là Công an chính quy.

Quyền hạn của cảnh sát khu vực

Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức lề lối làm việc của Cảnh sát khu vực được quy định rõ trong Điều lệnh công tác của Cảnh sát khu vực ban hành theo Quyết định số 10/QĐ ngày 1.8.1974 của bộ trưởng Bộ Công an; Điều lệnh công tác của công an đường phố ban hành theo Quyết định số 04/QĐ – BNV ngày 18.1.1987 của bộ trưởng Bộ Nội vụ và Điều lệnh cảnh sát khu vực ban hành theo Quyết định số 118 – QĐ/BNV(C13) ngày 29.6.1994 của bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Ngày 10/2/2015, Bộ Công an ban hành Thông tư số 09/2015/TT-BCA quy định Điều lệnh Cảnh sát khu vực. 

Cảnh sát khu vực có chức năng thực hiện việc quản lý về an ninh, trật tự và trực tiếp tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự ở khu vực do mình phụ trách. 

Cảnh sát làm nhiệm vụ quản lý khu vực dân cư tại cơ sở thuộc các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ và các địa bàn phức tạp khác về trật tự xã hội.

Quảng cáo

Cảnh sát khu vực có nhiệm vụ, quyền hạn: nắm tình hình liên quan đến an ninh, trật tự; quản lý hộ khẩu, nhân khẩu; quản lý, giáo dục đối tượng trong địa bàn; tổ chức vận động nhân dân thực hiện phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; giải quyết các vụ, việc đơn giản về an ninh, trật tự trong khu vực phụ trách; phòng, chống tệ nạn xã hội. 

Cảnh sát khu vực có được quyền kiểm tra đột xuất chỗ ở của công dân?

Nhiệm vụ phổ biến nhất của Cảnh sát khu vực đó là quản lý cư trú, khi quản lý về cư trú thì Cảnh sát khu vực được kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 35/2014/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật cư trú.  Các văn bản không quy định về thời gian kiểm tra, nên với việc cho phép Cảnh sát khu vực được kiểm tra cư trú đột xuất thì được hiểu là được kiểm tra bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết. Khi kiểm tra cư trú thì Cảnh sát khu vực có thể vận động các lực lượng tham gia cùng, ví dụ như tổ trưởng tổ dân phố hay cán bộ dân phòng. Đây là điều nên làm nhưng không bắt buộc; vì vậy nếu thấy Cảnh sát khu vực đến kiểm tra cư trú một mình thì người dân cũng không nên vì lý do đó mà thiếu hợp tác. Việc kiểm tra cư trú cũng khác với việc khám xét chỗ ở trong vụ án hình sự. Việc kiểm tra khá đơn giản, Cảnh sát khu vực chỉ kiểm tra số người có trong nhà và việc đăng ký cư trú, khai báo lưu trú của những người đó. Cảnh sát khu vực không được lục lọi đồ đạc, sổ sách hoặc yêu cầu xuất trình bất kỳ vật hay tài liệu nào ngoài giấy tờ tùy thân. Vì là nhiệm vụ đơn giản khác với việc khám xét nên không cần phải có lệnh của thủ trưởng cơ quan điều tra và quyết định phê duyệt của Viện kiểm sát như đòi hỏi của một số người khi bị kiểm tra.

Cũng có ý kiến cho rằng quy định cho phép Cảnh sát khu vực được kiểm tra nơi cư trú của công dân nêu tại Nghị định 35 là trái với hiến pháp, vì hiến pháp quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý” do vậy Cảnh sát khu vực không được vào nhà dân để kiểm tra khi họ chưa đồng ý. Tôi cho rằng đây là cách hiểu cứng nhắc và nghiêm trọng hóa vấn đề, bởi quyền của công dân chỉ được tôn trọng khi công dân thực hiện quyền đó một cách hợp pháp, để biết anh có thực hiện nó hợp pháp hay không cơ quan quản lý Nhà nước cần kiểm tra, mục đích của Cảnh sát khu vực vào nhà là để kiểm tra cư trú, phục vụ công tác quản lý chứ không phải để xâm phạm chỗ ở như một số trường hợp tranh giành đất cát.

Tuy vậy, Thông tư 09/2015/TT-BCA cũng nghiêm cấm việc lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tức là cho phép anh được quyền kiểm tra đột xuất nhưng không được lợi dụng việc đó để gây phiền hà cho cuộc sống của người dân. Do vậy nếu không có dấu hiệu rõ ràng thì nên hạn chế và nhất là đêm khuya thì cực kỳ hạn chế hơn nữa.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Cảnh sát khu vực là gì”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn