Bị bạo hành tinh thần có được đơn phương ly hôn?

Hành vi bạo lực gia đình, dù là về thể xác hay tinh thần đều là hành vi trái với quy định của pháp luật và bị xã hội lên án. Tuy nhiên, các hành vi bạo lực đó vẫn âm thầm diễn ra và hầu hết tất cả các nạn nhân của bạo lực gia đình đều bị bạo hành tinh thần. Vậy khi vợ/ chồng bị bạo hành tinh thần có được đơn phương ly hôn không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu, phân tích trong bài viết sau đây:

Quảng cáo

1. Như thế nào là bạo hành về tinh thần?

Khoản 2, Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình định nghĩa bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình, gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về tinh thần, thể chất hoặc kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Bạo hành về tinh thần bao gồm một số hành vi như: lăng mạ hoặc cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý của nạn nhân gây hậu quả nghiêm trọng…

Các hành vi bạo hành về tinh thần nêu trên là một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

bạo hành tinh thần

2. Có được đơn phương ly hôn khi bị bạo hành tinh thần?

Trong trường hợp nạn nhân bị bạo hành tinh thần tới mức không thể tiếp tục duy trì đời sống hôn nhân, mục đích của hôn nhân không đạt được thì có thể thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình, Tòa án giải quyết cho yêu cầu đơn phương ly hôn của vợ hoặc chồng nếu việc hòa giải tại Tòa án không thành và có một trong các căn cứ sau:

  • Vợ, chồng có các hành vi bạo lực gia đình;
  • Vợ, chồng có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng, khiến cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể kéo dài đời sống chung , mục đích của hôn nhân không đạt được. 

Theo đó, nếu có các căn cứ chứng minh về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo hành về tinh thần thì người còn lại có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương. Để có căn cứ chứng minh việc bạo hành thì bên yêu cầu nên thu thập các bằng chứng như: hình ảnh, video, bản ghi âm, tin nhắn, lời chứng của những người chứng kiến…

3. Thủ tục đơn phương ly hôn

Theo quy định của pháp luật, đơn phương ly hôn là thủ tục bắt buộc phải trải qua hòa giải tại Tòa án. Các bước để thực hiện ly hôn đơn phương như sau:

Quảng cáo

Bước 1: Nguyên đơn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện theo quy định của pháp luật, bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);
  • Sổ hộ khẩu của vợ, chồng (Bản sao chứng thực);
  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của vợ, chồng (Bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con nếu có (Bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi bạo lực gia đình;
  • Các giấy tờ, chứng cứ chứng minh tài sản chung vợ chồng nếu có yêu cầu Tòa án chia tài sản chung vợ chồng.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án cấp quận/ huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn và hồ sơ khởi kiện hợp lệ, Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án và thông báo nộp tạm ứng án phí.

Bước 4: Dựa vào thông báo của Tòa án, nguyên đơn nộp tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án và nộp lại Biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 5: Tòa án thụ lý và giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số ý kiến pháp lý của Luật Hùng Sơn về vấn đề: “Bị bạo hành tinh thần có được đơn phương ly hôn?”. Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào về vấn đề này hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời.

Luật Hùng Sơn với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn có chuyên môn cao sẽ giải đáp mọi vấn đề pháp lý của bạn một cách nhanh chóng và chính xác!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn