Bằng cao đẳng là gì? Nội dung đào tạo hệ cao đẳng chính quy. Cao Đẳng chính quy và Cao Đẳng nghề có gì khác nhau. Cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bằng cao đẳng là gì?
Bằng Cao Đẳng là loại bằng được trao bởi một trường đào tạo Cao Đẳng chính quy có uy tín, và sẽ được trao sau khi sinh viên hoàn thanh được chương trình học. Theo lẽ thông thường thì hệ Cao Đẳng sẽ được đào tạo trong thời gian là 3 năm kể từ ngày bắt đầu nhập học.
Cao Đẳng chính quy và Cao Đẳng nghề có gì khác nhau
Hệ Cao đẳng nằm trong hệ thống giáo dục Đại học chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT còn hệ Cao đẳng nghề thuộc bậc giáo dục nghề nghiệp có trình độ đào tạo là cao đẳng nghề do Tổng cục Dạy nghề – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý trực tiếp là Tổng cục dạy nghề với 3 cấp trình độ là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
2 hệ đào tạo này có sự khác nhau là ở hệ Cao đẳng trong hệ thống giáo dục thì người học sẽ được đào tạo bài bản về lý thuyết, còn hệ cao đẳng nghề thì sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn về kỹ năng thực hành nghề. Nhiều trường cao đẳng trong giáo dục Đại học hiện nay cũng rất chú trọng kỹ năng thực hành nên sau khi tốt nghiệp cao đẳng trong hệ thống giáo dục đều có chuyên môn tốt.
Các nhà tuyển dụng sẽ rất có lợi khi tuyển sinh viên trường nghề ra làm việc vì học nghề được đào tạo làm việc cụ thể trong khi các công ty tuyển nhân viên thì muốn tuyển người làm được việc ngay chứ không mất nhiều thời gian đào tạo và không muốn trả lương quá cao cho các vị trí làm việc cụ thể.
Cao Đẳng nghề hay Cao đẳng chính quy thì khi tốt nghiệp đều được cấp bằng Cao đẳng cử nhân. Thông thường các trường Cao đẳng nghề không tuyển sinh thi tuyển mà chỉ xét tuyển theo học bạ THPT, bổ túc THPT. Cao đẳng chính quy thì hình thức đào tạo là sinh viên phải học trong thời gian nhất định.
Nên học Cao Đẳng chính quy hay Cao Đẳng nghề
Nếu như chọn học Cao Đẳng chính quy thì sinh viên theo học sẽ được đào tạo chuyên sâu về lý thuyết, có thực hành nhưng ít hơn một chút so với Cao Đẳng nghề, nên có thể khi ra ngoài làm việc thì sẽ không thể thành thạo bằng Cao Đẳng nghề, Nhưng sau thời gian là 1 đến 2 năm thì những sinh viên theo học Cao Đẳng chính quy sẽ làm tốt vì biết vận dụng lý thuyết vào trong thực hành.
Có một lợi thế hơn cho các sinh viên theo học cao Đẳng chính quy đó là sau khi kết thúc khóa đào tạo Cao Đẳng chính quy thì sinh viên sẽ được học liên thông lên Đại Học và nếu hoàn thành xong sẽ được cấp bằng Đại Học.
Còn đối với cao đẳng nghề thì không liên thông được. Nhưng Cao Đẳng nghề sẽ thường thiệt nhiều hơn về thực hành, bắt tay vào làm việc được ngay, nhưng để phát triển về lâu về dài và nếu như sau này muốn học cao hơn
Thời gian học Cao Đẳng chính quy
Tại hệ Cao Đẳng chính quy đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tao quy định về
thời gian học như sau:
Thời gian khóa học theo niên chế:
- Nếu học theo niên chế thì thời gian đào tạo hệ Cao Đẳng chính quy sẽ là 3 năm, và lượng kiến thức tối thiểu đạt được ở hệ Cao đẳng là khoảng 90 tín chỉ.
- Trong thời gian học ở hệ Cao Đẳng chính quy gồm: Thời gian để sinh viên thi, kiểm tra kết thúc học phần, thời gian thực học, thời gian để ôn và thi tốt nghiệp hoặc làm khóa luận tốt nghiệp. Trong đó thì thực học là thời gian mà các bạn sinh viên học tập cũng như thực hành ở trên lớp.
Học theo tín chỉ:
Thời gian học tập theo tín chỉ cũng gần giống như thời gian học của niên
chế nhưng sẽ được tự mình đăng kí để chọn tín chỉ học nhiều hay ít trong một
học kỳ, và một học kỳ có thể đăng kí học được từ 10 đến 15 tín chỉ. Như vậy
đăng ký học càng nhiều thì thời gian ra trường lại càng nhanh, thông thường
các bạn sinh viên học theo tín chỉ sẽ học xong trong thời gian là 2 năm.
Nội dung đào tạo hệ cao đẳng chính quy
Về phần đào tạo và đề cương học phần của hệ Cao Đẳng chính quy:
Trong chương trình đào tạo sẽ thể hiện rõ trình độ đào tạo, đối tượng đào tạo Cao Đẳng chính quy, điều kiện của sinh viên nhập học Cao Đẳng và điều kiện để tốt nghiệp hệ cao Đẳng chính quy. Mục tiêu đào tạo sẽ chuẩn về kiến thức của từng ngành nghề mà sinh viên theo học, sau khi học xong, kỹ năng của người học sẽ như thế nào… rồi khối lượng kiến thức, lý thuyết, thực hành, thực tập, kế hoạch đào tạo chuẩn theo mốc thời gian của hệ Cao Đẳng chính quy, phương pháp và hình thức đào tạo, các điều kiện kèm theo để thực hiện chương trình đào tạo.
Mỗi chương trình học sẽ gắn với một ngành hoặc sẽ là một vài kiểu ngành, song ngành, ngành chính, ngành phụ… Và sẽ được cấu trúc lại từ các học phần thuộc trong hai khối kiến thức như là giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Trong đề cương chi tiết của từng học phần sẽ thể hiện cho sinh viên theo học thấy rõ khối lượng tín chỉ,điều kiện tiên quyết, nội dung của phần học lý thuyết và phần học thực hành, cách thức đánh giá sinh viên trong học phần, có tài liệu tham khảo và điều kiện thực hành để thực tập phục vụ cho học phần.
Hiệu trưởng của mỗi trường Cao Đẳng chính quy sẽ ban hành ra các
chương trình thực hiện ở trong trường mình, với khối lượng học của mỗi chương trình không được dưới 90 tín chỉ đối với khóa học Cao Đẳng 3 năm và 60 tín chỉ đối với khóa học Cao Đẳng 2 năm.
Học phần và thi tín chỉ:
Học phần: là một khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn và thuận tiện để cho sinh viên theo học tích lũy trong quá trình học tập của mình. Hầu như, phần lớn các học phần sẽ đều có khối lượng là từ 2 đến 4 tín chỉ, và trong phần nội dung bài học sẽ được bố trí giảng viên để giảng dạy một cách trọn vẹn và được phân bố đều trên một học kỳ.
Đối với từng mục kiến thức đã quy định được đặt trong mỗi học phần hầu như phải được gắn theo với một mức trình độ của năm học mà được thiết kế trước đó và được kết cấu tách riêng biệt ra như một phần của môn học tương xứng đó hoặc phải làm sao để kết cấu sao cho phù hợp dưới dạng tổ hợp từ nhiều bộ môn học khác. Trong từng học phần sẽ phải được ký hiệu bằng một mã số riền do trường cao đẳng đó quy định.
Học phần sẽ được chia ra thành phần bắt buộc và học phần tự chọn:
Ở học phần bắt buộc thì tất nhiên bắt buộc sinh viên phải theo học những nội dung chứa đựng kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy. Còn học phần tự chọn thì sẽ chứa đựng những nội dung kiến thức được cho là cần thiết, nhưng sinh viên không bị bắt buộc mà sẽ được tự chọn tùy ý để có thể tích lũy đủ số học phần quy định trong mỗi chương trình.
Tín chỉ:
Sẽ được sử dụng vào để tính khối lượng trong học tập của từng sinh viên. Mỗi tín chỉ thì được quy định thành 15 tiết học lý thuyết trên giảng đường, còn lại là 30 đến 45 tiết thực hành hoặc thí nghiệm, có 45 đến 90 giờ thực tập tại các cơ sở bên ngoài, 45 đến 60 giờ để làm tiểu luận, bài tập lớn nhỏ, hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp…
Đối với những học phần có lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm và để tiếp thu được trọn vẹn một tín chỉ thì sinh viên phải dành ra tối thiểu là 30 giờ để Hiệu trưởng của tùng trường Cao Đẳng sẽ là người quy định việc tính số giờ giảng dạy của các giảng viên cho các học phần trên cơ sở số giờ giảng dạy ở trên lớp, số giờ thực hành và thực tập cũng như số giờ chuẩn bị khối lượng tự học cho sinh viên, đánh giá về quá trình tự học của từng sinh viên và số giờ tiếp xúc với sinh viên ngoài giờ giảng dạy. Một tiết học ở hệ Cao Đẳng được quy thành 50 phút trên mỗi tiết.
Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Bằng cao đẳng là gì”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!
- Thành lập trung tâm tư vấn du học như thế nào? - 22/02/2023
- Tìm hiểu FTA gồm những nước nào? - 22/02/2023
- Điều kiện và thủ tục mở lớp dạy thêm ở nhà theo quy định - 22/02/2023