Anh em họ kết hôn với nhau thì có vi phạm pháp luật không?

Trên thực tế, có thể thấy việc hẹn hò, tán tỉnh nhau của anh, chị, em họ hàng không phải là hiếm gặp, bởi vì trước khi hẹn hò, tán tỉnh nhau, họ thực sự không biết giữa họ có mối quan hệ họ hàng. Vậy vấn đề cần được giải đáp ở đây là anh em họ kết hôn với nhau hoặc chị em họ kết hôn với nhau thì có vi phạm pháp luật hay không? Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này hoặc bạn muốn tìm hiểu về vấn đề này, đừng bỏ lỡ qua bài viết của công ty Luật Hùng Sơn

Quảng cáo

1. Cấm kết hôn trong phạm vi ba đời theo quy định của pháp luật

Cụ thể, tại điểm d khoản 2 của Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì pháp luật nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc hành vi chung sống như vợ chồng đối với trường hợp giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, Theo khoản 17 Điều 3 thì cùng dòng máu trực hệ được hiểu là được hiểu là những người có cùng quan hệ huyết thống với nhau, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Ngoài ra còn cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng đối với những người có quan hệ trong phạm vi ba đời. Theo khoản 18 Điều 3 luật này thì phạm vi ba đời được hiểu là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha, mẹ được tính là đời thứ nhất, anh, chị, em cùng cha mẹ, hoặc cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ được tính là đời thứ hai, đời thứ ba được tính là anh, chị, em con bác, con chú, con cậu, con dì, con cô.

anh em họ kết hôn với nhau

2. Tại sao pháp luật lại cấm kết hôn đối với trường hợp trong phạm vi 3 đời?

Để lý giải về vấn đề này thì được lý giải chủ yếu dựa trên những vấn đề về di truyền. Theo đó, các nhà khoa học có lý giải thì hôn nhân trong phạm vi ba đời được hiểu là hôn phối gần.

Khi những người có mối quan hệ trong phạm vi ba đời mà kết hôn với nhau, khi sinh con thì con sinh ra sẽ chịu sự kết hợp những gen lặn của vợ chồng kết hợp với nhau, vì vậy sinh con ra dẫn đến con mắc các chứng bệnh nguy hiểm, dị tật,… gây suy thoái nòi giống.

Quảng cáo

3. Pháp luật xử lí như thế nào đối với vi phạm trường hợp cấm kết hôn

– Đối với vấn đề xử lý hành vi kết hôn trái pháp luật thì sẽ được tiến hành theo quy định của pháp luật, cụ thể là luật tố tụng dân sự. Theo đó khi có yêu cầu thì Tòa án sẽ hủy việc kết hôn trái pháp luật.

– Sau khi Tòa án nhận được yêu cầu thì sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết nhằm để tuyên bố về việc hủy việc kết hôn trái pháp luật.

– Theo Nghị định 67/2015 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính, theo đó hành vi vi phạm đối với quy định về việc kết hôn, ly hôn và việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng thì các hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng

♦ Cụ thể, trong các trường hợp như sạu:

  • Nam nữ kết hôn hoặc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà những người này có họ trong phạm vi ba đời;
  • Kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người là  cha mẹ nuôi và với con nuôi;
  • Kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người mà đã từng là cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn hoặc sống chung với con nuôi, hoặc trường hợp mẹ vợ với con rể, bố chồng với con dâu, mẹ kế kết hôn, chung sống với con riêng của chồng, bố dượng kết hôn hoặc chung sống với con riêng của vợ.

Như vậy, hai người hoàn toàn có thể kết hôn với nhau nếu hai người đủ các điều kiện kết hôn tạị điều 8 của luật hôn nhân và gia đình và đáp ứng được các quy định khác mà pháp luật quy định như về tuổi, không mất năng lực hành vi dân sự, tự nguyện,…Và hai người này không thuộc trường hợp cấm mà pháp luật quy định như có quan hệ trong phạm vi ba đời,…Nếu vi phạm có thể bị xử phạt hành chính.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về việc anh em họ kết hôn với nhau thì có vi phạm pháp luật không? ếu bạn đọc vẫn còn câu hỏi, đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi. 

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn