logo

Xử phạt mang thai hộ vì mục đích thương mại mới nhất có nặng không?

Trong một số trường hợp, các cặp vợ chồng không thể sinh con theo phương pháp tự nhiên. Nhu cầu có con khiến họ đi đến quyết định nhờ mang thai hộ. Tuy nhiên, có một số trường hợp lợi dụng việc này để tiến hành mang thai hộ chỉ vì mục đích thương mại. Vấn đề được nhiều người quan tâm là sẽ xử phạt mang thai hộ vì mục đích thương mại mới nhất như thế nào. Luật Hùng Sơn sẽ thông tin đến bạn đọc các quy định mới nhất của pháp luật về vấn đề cụ thể này.

Quảng cáo

1. Xử phạt hành chính mang thai hộ vì mục đích thương mại mới nhất

Pháp luật về hôn nhân và gia đình có quy định cụ thể mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ sẽ tự nguyện mang thai giúp cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai hay sinh con mặc dù đã tiến hành áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ trong sinh sản. Đặc điểm của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định là người phụ nữ mang thai phải hoàn toàn tự nguyện trong việc mang thai hộ chứ không vì nhận được một lợi ích kinh tế nào đó.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp khác phát sinh và hoàn toàn sai trái với các quy định pháp luật. Đó là mang thai hộ vì mục đích thương mại. Đây là việc mà một người phụ nữ sẽ mang thai con cho người bằng việc áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để hưởng được một lợi ích kinh tế hoặc lợi ích nào khác. Trường hợp này đã được pháp luật về hôn nhân gia đình cấm thực hiện và có thể bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm.

Căn cứ theo Điều 60 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt cụ thể từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Mang thai hộ vì mục đích thương mại.

– Sinh sản vô tính.

– Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại.

Như vậy, nếu như người nào có hành vi mang thai hộ chỉ vì mục đích thương mại thì theo quy định, nếu không có tình tiết tăng nặng đồng thời cũng không có tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị phạt tiền với số tiền là 7.500.000 đồng. Đồng thời, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này là buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp đã có được từ việc mang thai hộ chỉ vì mục đích thương mại.

Quảng cáo

xử phạt mang thai hộ vì mục đích thương mại

2. Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại

Tuy pháp luật có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với người mang thai hộ chỉ vì mục đích thương mại. Nhưng pháp luật về hình sự lại không quy định xử lý đối với đối tượng này. Đối tượng có thể bị xử lý hình sự là người tổ chức việc mang thai hộ.

Người tổ chức việc mang thai hộ có thể hiểu là những người đứng ra để thực hiện các hành vi hỗ trợ cho bên nhờ mang thai hộ và cả bên mang thai hộ để họ tiến hành việc mang thai hộ. Họ thường hỗ trợ như là tạo điều kiện để cho các bên có thể gặp gỡ nhau, các bên có nhu cầu được trao đổi với nhau, họ đứng ra bàn bạc hoặc là sắp xếp, tạo điều kiện hay hỗ trợ các phương tiện… Và quan trọng nhất, mục đích sau cùng của những người này đều chỉ vì mục đích thương mại.

Người có hành vi trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại theo Điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể, hình phạt có thể phải chịu được quy định như sau:

– Người nào mà tổ chức việc mang thai hộ chỉ vì mục đích thương mại thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 200.000.000 đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến 2 năm hoặc là phạt tù có thời hạn từ 3 tháng cho đến 2 năm.

– Nếu người phạm tội thuộc vào một trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tù từ 1 năm cho đến 5 năm:

  • Phạm tội đối với 2 người trở lên.
  • Phạm tội 2 lần trở lên.
  • Lợi dụng danh nghĩa của các tổ chức, cơ quan.
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Và người phạm tội như trên còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc là làm công việc nhất định nào đó từ 1 năm cho đến 5 năm.

Trên đây là các quy định mới nhất về việc xử phạt hành chính đối với hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại, đồng thời người tổ chức việc mang thai hộ chỉ vì mục đích thương mại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc về vấn đề này hoặc vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác nhất.

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top