Trong cuộc sống,nhiều trường hợp rất éo le khi không may cả cha và mẹ đều gặp chuyện không hay qua đời. Nhưng vấn đề đưa ra là ai sẽ có quyền và nghĩa vụ nuôi cháu bé. Bài viết sau sẽ giải đáp 1 thắc mắc của khách hàng về vấn đề : Trẻ sống với ai khi cả bố và mẹ mất.
Câu hỏi
Chào luật sư. Anh chị tôi cưới nhau năm 2014, đã có 1 cháu trai bắt đầu vào học lớp 1. Tháng trước, trong quá trình tham gia giao thông đã không may qua đời. Tài sản bố mẹ cháu để lại là 1 chiếc xe tay ga, một căn nhà cấp 4 100m vuông và một lô vườn rộng 800m vuông cùng số tiền trong tài khoản ngân hàng mà gia đình chưa nắm rõ. Hiện tại cháu đang ở tạm nhà dì, Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp trên ai sẽ là người có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
Trả lời :
Đầu tiên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Luật Hùng Sơn. Đối với vấn đề trên, chúng tôi xin được giải đáp như sau :
Cơ sở pháp lý :
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Trường hợp trên, bạn không nêu cụ thể gia đình họ hàng cháu còn những ai về điều kiện kinh tế ra sao. Nên chúng tôi xin giải đáp từng vấn đề.
Cháu bé chỉ mới 6 tuổi và là con một trong gia đình. Nên theo quy định của pháp luật , cụ thể trong khoản điều 104. Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu.
1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
Trường hợp trên , cháu không hề có anh chị ruột để chăm sóc. Nên nếu ông bà 2 bên nội ngoại của cháu có đủ điều kiện kinh tế để chăm sóc . Hoặc đủ sức khỏe để chăm sóc cháu. Thì có quyền và nghĩa vụ phải chăm sóc cháu đến năm cháu bé đủ 18 tuổi. Vì cha mẹ cháu có để lại một số tài sản nhất định nên cháu là người thừa kế duy nhất. Ông bà hoàn toàn có thể sử dụng một phần số tài sản đó để chăm sóc cháu nên không đủ kinh tế.
Trường hợp bố mẹ mất nhưng không còn ông bà
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp ông bà già yếu hoặc ông bà đã mất, thì căn cứ vào quy định trong điều 106. Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột
Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này hoặc còn nhưng những người này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Lúc này, theo thứ tự ưu tiên của pháp luật. Anh chị em của cha và mẹ đẻ cháu sẽ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc cháu . Cũng như trường hợp ông bà chăm sóc . Cô dì chú bác vẫn hoàn toàn có thể sử dụng một phần tài sản của cha mẹ cháu để lại để nuôi dưỡng.
Trường hợp mà cha mẹ cháu không để lại tài sản, ông bà lại không nuôi cháu. Căn cứ vào điều Khoản 1 Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có quy định ông bà không sống chung với cháu phải cấp dưỡng cho cháu trong các trường hợp sau:
– Cháu chưa thành niên và không có người cấp dưỡng;
– Cháu đã thành niên nhưng không có khả năng lao động hoặc tài sản để nuôi mình và không có người cấp dưỡng.
Cô dì chú bác ruột hoàn toàn có thể yêu cầu ông bà của cháu cấp dưỡng để chăm sóc, nuôi dạy cháu.
Khi nào thì ông bà không cần tiếp tục cấp dưỡng
Trường hợp ông bà là người cấp dưỡng để nuôi cháu như trên , thì theo quy định của pháp luật, cụ thể trong điều Thứ hai, theo quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, những trường hợp sau nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt:
– Người được cấp dưỡng đã thành niên, đồng thời có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
– Người được cấp dưỡng được người cấp dưỡng trực tiếp nuôi dưỡng;
– Người được cấp dưỡng/ người cấp dưỡng chết;
– Các trường hợp khác theo luật quy định.
Vậy nên, rơi vào các trường hợp sau thì ông bà sẽ không còn phải cấp dưỡng cho cháu nữa.
Đối với vấn đề trên , rất chia buồn với gia đình. Nếu có thể thì người đủ điều kiện và yêu thương cháu nhất nên chăm sóc cháu. Để cháu có đầy đủ điều kiện phát triển về thể chất cũng như đầy đủ tình cảm gia đình.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về trường hợp Trẻ sống với ai khi cả bố và mẹ mất. Hoặc muốn được tư vấn về thủ tục phân chia tài sản cho người thừa kế. Bạn có thể trực tiếp gọi đến chúng tôi theo hotline : 1900. 6518