Tranh chấp tài sản là hình thức tranh chấp phổ biến nhất trong trường hợp các cặp vợ chồng tiến hành thủ tục ly hôn. Vậy, tranh chấp tài sản sau ly hôn giải quyết như thế nào? Toàn bộ vướng mắc của người dân trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn tại tòa án nhân dẫn sẽ được lý giải ở bài viết dưới đây!
Tranh chấp tài sản sau ly hôn?
Tranh chấp tài sản sau ly hôn là dạng tranh chấp về tài sản chung trong suốt thời kỳ hôn nhân hay tài sản riêng của chồng hoặc vợ khi tiến hành ly hôn mà các bên đương sự không thể nào tự thỏa thuận được về vấn đề tài sản đồng thời phải yêu cầu Tòa giải quyết .
Hay khi ly hôn thì những bên đương sự không cần yêu cầu giải quyết về tài sản nhưng sau khi ly hôn thì 2 bên đương sự lại xảy ra mâu thuẫn, các tranh chấp về lợi ích khi phân chia tài sản, không thể tự thỏa thuận để có thể đưa ra được kết quả chung
Theo đó, tài sản của họ được xác định là tài sản do vợ và chồng cùng tạo ra từ những công việc lao động, kinh doanh sản xuất, các khoản thu nhập phát sinh từ tài sản riêng của mỗi người cùng với những khoản thu nhập khác phát sinh trong quá trình vợ chồng chung sống, các tài sản giá trị sx được tặng cho, nhận thừa kế trên danh nghĩa cả 2 vợ chồng hoặc những tài sản phát sinh khác mà có thỏa thuận để đưa vào làm tài sản chung
Đối với các tài sản là quyền sử dụng đất mà chồng hoặc vợ có được sau khi kết hôn sẽ được coi là tài sản chung, ngoại trừ trường hợp được xác định là các tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi khối tài sản đó được cho riêng hoặc thừa kế riêng
Tài sản riêng chính là phần tài sản mà các cá nhân đã sở hữu từ trước khi kết hôn hay phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nhưng lại được tặng cho, thừa kế riêng.
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn sẽ được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
” Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Theo đó về nguyên tắc thì tài sản chung của vợ và chồng sẽ được chia đôi cho 2 vợ chồng có tính tới 1 số các yếu tố trên. Trong đó tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng sẽ được quy định như sau:
” Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Theo đó tài sản chung của 2 vợ chồng bao gồm: những tài sản phát sinh ra trong suốt thời kỳ hôn nhân mà không phải do được kế thừa tặng cho riêng hoặc được xác lập bằng tài sản riêng, cùng phần hoa lợi, lợi tức phát sinh đến từ tài sản riêng cũng sẽ được xác lập là tài sản chung của 2 vợ chồng.
Đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau ly hôn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
ĐƠN KHỞI KIỆN
(V/v: Chia tài sản chung sau khi li hôn)
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận/huyện …
Người khởi kiện: (Ghi đầy đủ rõ ràng họ tên và năm sinh)
Ghi rõ ràng nơi ĐKHH và nơi cư trú hiện tại, số điện thoại liên hệ cùng với nghề nghiệp.
Làm đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn với:
Người bị kiện: (Ghi rõ ràng họ tên và năm sinh)
Ghi rõ nơi ĐKHH và nơi cư trú hiện tại, số điện thoại liên hệ và nghề nghiệp.
NỘI DUNG
(Trình bày thời gian ly hôn, ở đâu, nội dung thỏa thuận của 2 bên hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc phân chia tài sản chung. Hai bên thỏa thuận được những nội dung gì? Còn những vấn đề nào đề nghị Tòa án nhân dân giải quyết? Tài sản đề nghị Tòa án nhân dân giải quyết gồm những gì? Ở đâu? Ai là người quản lý? Giá trị tài sản đó là bao nhiêu? Mong muốn giải quyết ra sao?)
(Ví dụ: Tôi và anh Lê Văn A ly hôn vào ngày 4/11/2018 theo bản quyết định số 98/2018/QĐ-TA của Tòa án nhân dân huyện B: “công nhận sự thuận tình ly hôn của chị Vũ T. H với anh Lê Văn A; về con chung: không có; về tài sản chung: các đương sự sẽ tự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải quyết”
Tài sản chung của tôi và anh Lê Văn A gồm có:
– 01 thửa đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 3A2414 tờ bản đồ số 05, diện tích 800m2 được uỷ ban nhân dân huyện B cấp ngày 23/06/2009.
– 01 chiếc xe BMW trị giá 5 tỷ đồng mang biển số 6xx)
Dựa vào Điều 33, Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tôi làm đơn này yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết những nội dung sau:
(- Tôi có nguyện vọng được toàn quyền sử dụng, định đoạt mảnh đất số 3A2414 tờ bản đồ số 05
– Chiếc xe BMW giao lại cho anh A toàn quyền sở hữu).
.., ngày …… tháng …… năm ……..
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ tục giải quyết chia tài sản sau ly hôn như nào?
Để giải quyết tranh chấp tài sản của 2 vợ chồng sau khi ly hôn thì phải thực hiện dễ dàng theo các bước dưới đây, bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Người khởi kiện (Bên nguyên đơn) cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm các giấy tờ theo nội dung phía trên.
- Nộp án phí theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 2: Nơi nộp hồ sơ
- Nguyên đơn tiến hành nộp đầy đủ hồ sơ khởi kiện tại Tòa án cấp Quận/huyện theo luật định hoặc theo thỏa thuận.
- Trường hợp đối tượng tranh chấp ở đây là bất động sản thì bên nguyên đơn sẽ phải nộp hồ sơ khởi kiện ở Tòa án nơi có bất động sản đang tranh chấp.
- Trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì phía Tòa án cấp Huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết
Bước 3: Giải quyết vụ án
- Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ khởi kiện đồng thời tiến hành thủ tục giải quyết, mở phiên tòa xét xử
- Thời gian giải quyết vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn rơi vào khoảng 4 tháng đến 6 tháng, tùy thuộc vào từng đối tượng tài sản cũng như mức độ phức tạp của vụ án
Cam kết không tranh chấp tài sản sau ly hôn
Tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn thì có thể nhờ tới sự can thiệp của chính quyền địa phương. Mặc dù vậy trong trường hợp sau khi đã hòa giải, thương lượng tuy nhiên vẫn không đạt được kết quả thì 1 trong 2 bên đương sự có thể nộp đơn khởi kiện lên yêu cầu Tòa án giải quyết để cam kết không có tranh chấp tài sản sau ly hôn.
Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn bao gồm:
- Đơn khởi kiện được soạn theo đúng mẫu mà pháp luật quy định
- Bản sao hợp lệ của chứng minh thư nhân dân hay thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu của nguyên đơn (vợ hay chồng)
- Bản sao hợp lệ chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu hay các giấy tờ có giá trị pháp lý tương tự như việc được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của bị đơn
- Bản kê khai về các tài sản đang tranh chấp về yêu cầu giải quyết (Tài sản chung hay tài sản riêng) đã được công chứng hợp lệ
- Bản sao quyết định ly hôn (Trong trường hợp là tranh chấp về tài sản riêng thì cần phải cung cấp thêm các loại giấy tờ chứng minh tài sản đó là tài sản riêng).
Bài viết này là toàn bộ nội dung về tranh chấp tài sản sau ly hôn. Nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì vấn đề trên hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết về luật pháp, hãy liên hệ đến công ty Luật Hùng Sơn theo số hotline 1900 6518 nhé!