Kiểm toán tuân thủ là gì? Mục tiêu và ý nghĩa của hoạt động kiểm toán này như thế nào? Hãy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu nào!
Kiểm toán tuân thủ là gì?
Kiểm toán tuân thủ được định nghĩa là việc kiểm toán để đánh giá xem đơn vị được kiểm tra có thực sự tuân theo đúng với quy chế, nội dung pháp luật không. Để đánh giá được, cần thực hiện xem xét toàn bộ thông tin, giao dịch và tuân thủ hoạt động xét trên khía cạnh trọng yếu áp dụng đối với đơn vị được kiểm toán.
Đối tượng của kiểm toán tuân thủ là gì?
Hoạt động kiểm toán được chia thành kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập. Kiểm toán nhà nước có đối tượng là những cơ quan nhà nước, cơ quan tổ chức quản lý và tài sản công. Kiểm toán độc lập có đối tượng là những doanh nghiệp, tổ chức còn lại, không có liên quan đến tài sản công và tài chính công. Như vậy, đối tượng của kiểm toán tuân thủ bao gồm 2 nhóm chủ thể trên.
Ý nghĩa của kiểm toán tuân thủ là gì?
Về cơ bản, kiểm toán tuân thủ được thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu cơ quan quản lý hoặc bản thân đơn vị. Chính vì vậy, kết quả quản lý kiểm toán tuân thủ thường sẽ được báo cáo cho người có trách nhiệm trong đơn vị hoặc là quản lý cấp trên hơn là báo cáo trong phạm vi rộng người được biết và sử dụng.
Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ
Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ gồm có:
– Kiểm toán viên nhà nước đưa ra ý kiến về việc thực hiện đúng pháp luật, văn bản, quy định cũng như chế độ của các giao dịch, hoạt động và thông tin được kiểm toán xét trên những khía cạnh trọng yếu.
– Trọng tâm của thủ tục kiểm toán tuân thủ là tính tuân thủ trong hoạt động kiểm toán.
Khi tiến hành thủ tục kiểm toán tuân thủ, các kiểm toán viên sẽ thu thập toàn bộ các tài liệu cần thiết để kiểm tra về việc tuân thủ những điều khoản. Mục đích của việc này là:
+ Xác định những quy định có thể gây sai sót hoặc là không tuân thủ pháp luật trong báo cáo của đơn vị được kiểm toán tuân thủ.
+ Đưa ra những kiến nghị về vấn đề không tuân thủ quy định và những vấn đề được phát hiện trong khi thực hiện kiểm toán.
+ Đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật, những quy định giao dịch tài chính và thông tin trong báo cáo tài chính.
Kiểm toán tuân thủ kết hợp với kiểm toán hoạt động với mục đích kiểm tra việc tuân thủ pháp luật những quy định, các nguyên tắc về việc quản trị tài chính lành mạnh, từ đó, đánh giá được tính hiệu quả của hoạt động giao dịch trong việc thực hiện các dự án của đơn vị được kiểm toán.
Nguyên tắc của kiểm toán tuân thủ
Thủ tục kiểm toán là quá trình đánh giá, thu thập bằng chứng kiểm toán một cách khách quan, có hệ thống về sự tuân thủ của nội dung kiểm toán theo các quy định hiện hành được xác định là tiêu chí kiểm toán. Những nguyên tắc cho việc thực hiện cuộc kiểm toán tuân thủ như:
Nguyên tắc sẽ liên quan tới quá trình kiểm toán.
Nhữngs nguyên tắc chung mà kiểm toán viên nhà nước phải xem xét trước khi thực hiện kiểm toán và trong suốt quá trình kiểm toán.
Các nguyên tắc chung, gồm có:
Về Đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập: Kiểm toán viên nhà nước phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp gồm cả tính độc lập.
Về kiểm soát chất lượng kiểm toán: kiểm toán tuân thủ đều thực hiện những cuộc kiểm soát chất lượng để bảo đảm được tất cả các cuộc kiểm toán đã tuân thủ pháp luật, chuẩn mực kế toán hoặc quy định liên quan.
Về xét đoán chuyên môn và thái độ hoài nghi của nghề nghiệp: Trong quá trình thực hiện kiểm toán, xác lập kế hoạch kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải luôn duy trình thái độ hoài nghi nghề nghiệp.
So sánh kiểm toán tuân thủ và kiểm toán nội bộ
Trong quá trình đánh giá nội bộ đảm bảo rằng một công ty tuân theo những thủ tục của mình, việc đánh giá tuân thủ bảo đảm rằng nó đáp ứng được tiêu chuẩn quy định bên ngoài. Sự khác biệt chính giữa hai quy trình kiểm toán chính là kết quả của việc đánh giá nội bộ thường không được chia sẻ với các tổ chức bên ngoài. Ngược lại, đánh giá tuân thủ sẽ tạo ra kết quả được chia sẻ với những cơ quan quản lý bên ngoài hoặc là các thành viên hội đồng quản trị.
Kiểm toán nội bộ và tuân thủ là hai thủ tục đôi khi có thể song hành với nhau, một công ty có thể thực hiện kiểm toán nội bộ để phát hiện bất kỳ một vấn đề nào trước khi bắt đầu kiểm toán tuân thủ. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tránh bị phạt hoặc là các biện pháp ngăn cản khác.
Việc đánh giá tuân thủ thường phức tạp hơn. Các công ty có quy mô lớn hơn có thể chọn thành lập riêng một bộ phận dành riêng cho việc tuân thủ, với các chuyên gia về một chủ đề cụ thể luôn sẵn sàng để bảo đảm rằng tổ chức tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn của liên bang. Các chuyên gia tuân thủ có kiến thức chuyên sâu về những chủ đề của họ, từ tài chính đến bảo mật về công nghệ thông tin.
Những quy định có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hình của tổ chức liên quan. Chẳng hạn như, các công ty đại chúng hay là phi lợi nhuận phải tuân theo các quy tắc khác với những công ty trong khu vực tư nhân.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Sơn về nội dung Tìm hiểu kiểm toán tuân thủ là gì? Hi vọng bạn đã tìm được những thông tin hữu ích cho những thắc mắc của mình. Trong trường hợp còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6518 để được hỗ trợ nhé!
- Quy định thành lập trường quốc tế là gì? - 06/06/2023
- Tín dụng đen là gì? Hệ lụy của tín dụng đen - 06/06/2023
- Mẫu giấy cam đoan làm khai sinh và đăng ký lại khai sinh - 06/06/2023