Bảo vệ môi trường chính là một trong những biện pháp để có thể đảm bảo tính bền vững và sự phát triển bền vững. Trước năm 2010, khi mà Luật thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua, thì trong thực tế biện pháp đánh thuế bảo vệ môi trường với mục đích để bảo vệ môi trường đã được phản ánh. Bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể về loại thuế hết sức đặc biệt này.
Thuế bảo vệ môi trường là gì?
Các nhà làm luật đã đưa ra một định nghĩa thống nhất về thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2010 đã đưa ra khái niệm về thuế bảo vệ môi trường như sau:
Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu, thu vào những hàng hóa, sản phẩm (sau đây sẽ gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng nó mà gây tác động xấu đến môi trường.
Đặc điểm của thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường có các đặc điểm được liệt kê sau đây:
- Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu, người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một giống như một số loại thuế tiêu dùng khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng. Người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng chính là người phải gánh chịu số tiền thuế này và được xác định trong tổng số tiền thanh toán.
- Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là những hàng hóa mà có tác động, ảnh hưởng xấu tới môi trường.
- Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế mà áp dụng thuế tuyệt đối.
- Thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết một lần ở khâu đầu tiên tạo nên hàng hóa chịu thuế ở trên thị trường nội địa.
- Mục tiêu quan trọng nhất của thuế bảo vệ môi trường là góp phần tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.
Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là mức thuế tuyệt đối và số lượng hàng hóa tính thuế.
Trong đó, số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:
- Đối với hàng hóa được sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế chính là số lượng hàng hóa sản xuất trao đổi, bán ra, tặng cho, tiêu dùng nội bộ;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, thì số lượng hàng hóa tính thuế chính là số lượng hàng hóa được nhập khẩu.
Tóm lại, công thức tính thuế bảo vệ môi trường có thế được khái quát như sau:
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp | = | Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế | x | Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá |
Hàng hóa phải chịu thuế bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ môi trường năm 2010 quy định hàng hóa phải chịu thuế bao gồm:
- Xăng, mỡ nhờn, dầu bao gồm: Xăng, trừ etanol; Dầu diezel;
- Nhiên liệu bay; Dầu mazut; Dầu nhờn; Dầu hỏa; Mỡ nhờn.
- Than đá, bao gồm: Than nâu; Than mỡ; Than an-tra-xít (antraxit); Than đá khác.
- Dung dịch HCFC.
- Thuốc diệt cỏ thuộc loại mà phải hạn chế sử dụng.
- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
- Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại mà phải hạn chế sử dụng.
- Thuốc trừ mối thuộc loại mà phải hạn chế sử dụng.
- Thuốc khử trùng kho thuộc loại mà phải hạn chế sử dụng.
- Trường hợp xét thấy cần thiết thì phải bổ sung các đối tượng chịu thuế khác sao cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ thực hiện xem xét và quy định.
Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường
Đối tượng không chịu thuế được chia làm 2 nhóm, cụ thể như sau:
Nhóm 1: Tất cả các hàng hóa không thuộc 8 loại hàng hóa mà chịu thuế bảo vệ môi trường như liệt kê ở mục trên;
Nhóm 2: Các sản phẩm hàng hóa thuộc 8 loại hàng hóa trên nhưng lại không phải chịu thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 152/2011/TT-BTC, cụ thể bao gồm:
- Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu của Việt Nam (có thể là chuyển khẩu hoặc quá cảnh qua cửa khẩu biên giới, gồm cả trường hợp đã đưa vào kho ngoại quan) nhưng không làm thủ tục để nhập khẩu vào Việt Nam và cũng không làm thủ tục để xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
- Hàng hoá quá cảnh qua biên giới, cửa khẩu Việt Nam trên cơ sở Hiệp định được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc giữa người đại diện, cơ quan được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài uỷ quyền theo quy định của pháp luật.
- Hàng tái xuất khẩu, tạm nhập khẩu trong thời hạn luật định;
- Hàng hóa do cơ sở sản xuất ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu hoặc trực tiếp xuất khẩu, trừ trường hợp hộ gia đình, tổ chức, cá nhân mua hàng hoá thuộc diện phải chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.
Trên đây là những chia sẻ về một số vấn đề pháp lý xung quanh thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp quý độc giả có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý gì vui lòng để lại thông tin dưới bài viết hoặc trực tiếp liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 19006518 để được hỗ trợ chu đáo và nhiệt tình nhất.
- Thành lập trung tâm tư vấn du học như thế nào? - 22/02/2023
- Tìm hiểu FTA gồm những nước nào? - 22/02/2023
- Điều kiện và thủ tục mở lớp dạy thêm ở nhà theo quy định - 22/02/2023