Thủ tục rút tiền tiết kiệm của người đã mất như thế nào?

Bên cạnh đất, nhà, xe… thì một trong những di sản thừa kế thường gặp nhất có thể kể đến là sổ tiết kiệm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thủ tục rút tiền tiết kiệm của người đã mất? Mẫu di chúc để lại sổ tiết kiệm như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây của công ty Luật Hùng Sơn, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục này.

Quảng cáo

Quy định pháp luật về tài sản chung và riêng của vợ chồng

Trong thời kỳ hôn nhân có rất nhiều những tài sản được hình thành. Vì vậy mà rất khó để có thể xác định chính xác được hết những tài sản đó là tài sản riêng hay là tài sản chung của vợ hay của chồng. Theo quy định của pháp luật thì muốn chứng minh những tài sản này là tài sản riêng bạn hay là tài sản chung thì cần có bằng chứng để chứng minh. Cụ thể như sau:

Tài sản riêng của vợ/ chồng:

Căn cứ theo Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014, thì tài sản riêng của vợ, chồng được quy định như sau:

– Tài sản riêng của chồng, vợ bao gồm tài sản được chia riêng cho chồng hoặc chia cho vợ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được tặng cho riêng, tài sản được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, của chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thì nó thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc của chồng.

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, từ tài sản riêng của chồng cũng là tài sản riêng của vợ/ chồng. Lợi tức, hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Căn cứ theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định một số tài sản riêng khác của vợ, chồng bao gồm:

– Quyền tài sản của vợ/chồng đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

– Tài sản mà theo quyết định, bản án của Tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác xác định chồng, vợ xác lập quyền sở hữu riêng .

– Khoản ưu đãi, khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng mà chồng, vợ được nhận; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của chồng, của vợ.

Như vậy những tài sản tài sản riêng của chồng/ vợ gồm tài sản được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà mỗi người có từ trước khi kết hôn; tài sản được xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, theo quyết định của Tòa án…

thủ tục rút tiền tiết kiệm của người đã mất

Tài sản chung của hai vợ chồng:

Căn cứ theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

– Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, do chồng tạo ra, hoạt động kinh doanh, sản xuất, thu nhập do lao động, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình; tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung hoặc được thừa kế chung; các tài sản khác mà vợ chồng đã thỏa thuận đó là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà chồng, vợ có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng. Hoặc quyền sử dụng đất vợ/chồng có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

– Tài sản chung được dùng để bảo đảm nhu cầu chung của cả gia đình và để thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng; Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

– Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đang tranh chấp đó được coi là tài sản chung của vợ chồng.

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP đã hướng dẫn các khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân mà được xác định là tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

– Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số,  tiền trợ cấp trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Tài sản mà theo quy định của Bộ luật Dân sự chồng, vợ được xác lập quyền sở hữu như đối với vật bị chôn giấu, vật bị chìm đắm, vật vô chủ, vật bị đánh rơi, vật bị bỏ quên, gia cầm, gia súc bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

– Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Quy trình, thủ tục rút tiền tiết kiệm của người đã mất

Nếu sổ tiết kiệm là tài sản chung của người chết với chồng hoặc vợ thì sẽ thực hiện phân chia phần di sản mà thuộc quyền sở hữu của người chết. Thông thường, nếu không có thỏa thuận khác thì tỷ lệ này là ½ số tiền lãi của sổ và ½ sổ tiết kiệm.

Trường hợp, người đã mất để lại di chúc

Theo đó, để có thể rút tiền tiết kiệm của người chết thì bạn cần phải thực hiện hai bước được liệt kê sau đây:

Bước 1: Chia thừa kế sổ tiết kiệm

Khi người chết để lại di chúc thì sẽ thực hiện việc nhận tiền theo ý nguyện của người chết trong di chúc nếu di chúc đó hợp pháp. Theo đó, để được chia thừa kế sổ tiết kiệm thì người thừa kế thực hiện theo thủ tục phân chia di sản thừa kế hoặc khai nhận di sản tại Văn phòng/Phòng công chứng. Để được công chứng, người thừa kế có thể chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở hoặc Phiếu yêu cầu công chứng tại trụ sở.

– Sổ tiết kiệm.

– Di chúc.

– Giấy tờ tùy thân như Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu của người lập di chúc và người nhận di chúc; Đăng ký kết hôn; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Sổ hộ khẩu…

– Giấy chứng tử của người chết.

Sau khi nộp hồ sơ, trình bày rõ tình huống, công chứng viên tiến hành giải thích về quyền và nghĩa vụ của các người thừa kế. Đồng thời, phải tiến hành niêm yết thông báo thỏa thuận/ văn bản khai nhận phân chia thừa kế trong thời gian 15 ngày tại UBND phường/xã/thị trấn. 

Sau khi nhận được phản hồi của UBND có thẩm quyền về việc không có tố cáo, khiếu nại về việc bỏ sót di sản, bỏ sót người được hưởng di sản, di sản không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản, Văn phòng Công chứng hoặc Phòng công chứng sẽ tiến hành công chứng văn bản phân chia thừa kế. Khi đó, công chứng viên sẽ đọc dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc văn bản khai nhận và hướng dẫn người thừa kế ký tên và điểm chỉ vào văn bản trên.

Bước 2: Đến ngân hàng rút tiền trong sổ tiết kiệm

Nếu sổ tiết kiệm chỉ có một phần tài sản của người chết thì ngoài các giấy tờ được liệt kê ở trên, khi đến ngân hàng, người thừa kế còn phải mang theo các giấy tờ, chứng cứ để chứng minh đây là tài sản chung của người chết với người khác. Đồng thời, người sở hữu chung sổ tiết kiệm với người chết cũng phải có mặt để cùng rút số tiền trong sổ tiết kiệm.

Sau khi có được văn bản khai nhận di sản thừa kế/ văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế mang theo giấy tờ tùy thân, sổ tiết kiệm cùng văn bản thừa kế (vừa được công chứng) đến ngân hàng nơi người chết gửi sổ tiết kiệm để nhận tiền.Trường hợp có đồng thừa kế thì các đồng thừa kế có thể ủy quyền cử một người thừa kế đại diện hoặc cùng nhau đến ngân hàng để nhận tiền.

Quảng cáo

Trường hợp, người đã mất không để lại di chúc

Nếu người chết không để lại di chúc thì sổ tiết kiệm sẽ căn cứ vào hàng thừa kế để phân chia theo quy định của pháp luật, … Sau đó, thủ tục để rút tiền tiết kiệm của người mất sẽ tương tự như trường hợp người mất để lại di chúc.

Thủ tục cho tặng sổ tiết kiệm

Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho sổ tiết kiệm

Bước 2: Công chứng hợp đồng tặng cho sổ tiết kiệm 

Việc tặng cho sổ tiết kiệm nên có hợp đồng tặng cho để tránh tranh chấp về sau. Sổ tiết kiệm thực chất là tiền nên việc tặng cho sổ tiết kiệm chính là tặng cho tiền và việc này không nhất thiết phải công chứng. Tuy nhiên, nếu muốn lập bằng chứng về quyền sở hữu riêng cũng như được toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với sổ tiết kiệm được tặng cho này thì bạn có thể yêu cầu công chứng. Hơn nữa, trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, hợp đồng tặng cho có công chứng sẽ tránh được nhiều rủi ro hơn, nhưng không có nghĩa là việc công chứng sẽ loại trừ hoàn toàn rủi ro có thể gặp phải.

4. Mẫu di chúc thừa kế sổ tiết kiệm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày /    /      , vào lúc ….., tại ……….

Họ và tên tôi là: …………………………………………………………………

Sinh Ngày:………………………………

CMTND/CCCD số……………… Nơi cấp…………………….. Ngày cấp…………..

HKTT:……………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………

Nay, trong trạng thái tinh thần hoàn toàn sáng suốt, minh mẫn, không bị bất kỳ một sự lừa dối, cưỡng ép hoặc đe dọa nào, tôi lập di chúc này để định đoạt sổ tiết kiệm là tài sản của tôi như sau:

Sổ Tiết kiệm có kỳ hạn số ……………. số tài khoản ………………… kỳ hạn …….. do Ngân hàng …………………., phát hành ngày …………….., ngày đến hạn ……………. mang tên …………… với số tiền là ……… VNĐ (Bằng chữ: …………..).

Sau khi tôi chết, di sản nêu trên của tôi được để lại cho:

1/ Ông/bà: ………………………………….

Sinh ngày …. tháng …. năm …………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ……………….. do …………….. cấp ngày …………

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………………………….

2/ Ông/bà: ………………………………….

Sinh ngày …. tháng …. năm …………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………………………

Ngoài ông/bà ……………… trên, tôi không để lại tài sản trong sổ tiết kiệm của mình cho bất cứ ai khác.

Ý nguyện của tôi: …………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

Sau khi tôi qua đời, ông/ bà ………………………  được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để được đứng tên số tài sản theo bản di chúc này.

Di chúc này được tự tay tôi viết, thể hiện dứt khoát, đầy đủ ý chí của tôi. Di chúc được lập thành …. (…) bản, mỗi bản gồm … (…) trang…. (…) tờ.

 

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

(Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)

Trên đây là những thông tin về về thủ tục rút tiền tiết kiệm của người đã mất theo quy định của pháp luật. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6518 của chúng tôi để được hỗ trợ, giải đáp.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn