[Tư vấn] Thủ tục ghi chú ly hôn làm như thế nào?

Chắc hẳn không ai mong muốn ly hôn sau khi lập gia đình cả. Tuy nhiên trong vấn đề tình cảm có vô vàn điều khó nói. Bởi vậy, việc đi tới quyết định ly hôn từ 2 phía không phải là việc dễ dàng. 

Quảng cáo

Vậy việc ghi chú ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam được tiến hành ra sao? Thủ tục ghi chú ly hôn có giống với thủ tục ly hôn hay không? Trình tự làm thủ tục ly hôn được tiến hành như thế nào? Những trường hợp nào cần phải làm ghi chú ly hôn? Tất cả sẽ được lý giải ở bài viết dưới đây!

Ghi chú ly hôn là gì?

Ghi chú ly hôn chính là thủ tục mà những công dân Việt Nam cần làm khi đã ly hôn ở nước ngoài nhưng muốn về nước thường trú hay đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Hiểu đơn giản thì ghi chú ly hôn ở Việt Nam tức là việc làm thủ tục để công nhận quyết định ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Thủ tục này có hiệu lực pháp luật tại nhà nước Việt Nam.

Do có yếu tố nước ngoài nên những văn bản bằng tiếng nước ngoài cần được hợp pháp hoá lãnh sự. Chúng phải được dịch ra tiếng Việt cũng như phải có chứng thực bằng chữ ký người dịch. 

Theo thuật ngữ hành chính, thủ tục này sẽ được ghi vào sổ hộ tịch về việc ly hôn, huỷ kết hôn của công dân Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài giải quyết.

thủ tục ghi chú ly hôn

Trình tự, thủ tục ghi chú ly hôn

Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ ghi chú ly hôn bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

  • Tờ khai ghi chú ly hôn đúng theo mẫu quy định;
  • Bản sao giấy tờ ly hôn có hiệu lực của pháp luật.

Bên cạnh đó, khi thực hiện thủ tục, các bạn cũng cần xuất trình các loại giấy tờ như:

  • Giấy tờ tùy thân như CMTND/CCCD/ hộ chiếu hay giấy tờ có giá trị thay thế có cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Sổ hộ khẩu hay các giấy tờ chứng minh nơi cư trú khác để tiến hành xác định thẩm quyền ghi chú ly hôn.

Các bước thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ làm thủ tục ghi chú ly hôn

Người yêu cầu sẽ ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, huỷ việc kết hôn, ly hôn nộp tờ khai theo đúng mẫu quy định. Cùng với đó là bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh những việc này đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài giải quyết cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lý, công chức của Phòng tư pháp sẽ làm công tác hộ tịch để kiểm tra hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong vòng 12 ngày kể ừ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, công chức sẽ làm công tác hộ t ịchghi vào Sổ hộ tịch. Khi đó, Phòng Tư pháp báo cáo chủ tịch UBND cấp huyện cấp trích lục cho những người yêu cầu làm thủ tục ghi chú ly hôn. 

  • Trong trường hợp việc ghi chú ly hôn không vi phạm quy định hay không đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, lúc này Trưg phòng tư pháp sẽ ghi vào sổ và báo cáo chủ tịch UBND cấp huyện ký kết cấp bản trích lục hộ tịch cho người yêu cầu. Nếu cần xác minh thì thời hạn giải quyết không được vượt quá 10 ngày. 
  • Trong trường hợp yêu cầu ghi chú ly hôn vi phạm quy định theo khoản 1, Điều 37 hay được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ tư pháp thì trưởng phòng tư pháp sẽ báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện từ chối theo khoản 3, Điều 37 của Nghị định này.
  • Nếu như việc kết hôn trước kia được đăng ký ở UBND cấp xã hoặc sở tư pháp thì ngay sau khi ghi chú ly hôn, phòng tư pháp sẽ gửi thông báo kèm bản sao trích lục hộ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã hay sở tư pháp để chi chú tiếp vào trong Sổ hộ tịch. Đối với trường hợp được đăng ký tại cơ quan đại diện thì cần phải gửi Bộ ngoại giao để báo cho cơ quan đại diện tiến hành ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch. 

Trường hợp nào phải ghi chú ly hôn

Ghi chú ly hôn hay còn được gọi là ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn đã giải quyết xong xuôi ở nước ngoài. Theo quy định tại khoản 2, Điều 37 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, việc ghi chú ly hôn được quy định như sau:

Quảng cáo

Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn).

Theo quy định trên, khi công dân Việt Nam về nước để thường trú và đã ly hôn ở nước ngoài trước đó, nếu như muốn đăng ký kết hôn với người khác ở Việt Nam thì cần phải ghi chú ly hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Trong đó, để được ghi chú ly hôn cần phải có bản án, quyết định ly hôn và văn bản thoả thuận ly hôn đã có hiệu lực của phát luật. Lý do cũng tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Bên cạnh đó, việc ghi chú này không được vi phạm Luật hôn nhân và Gia đình. 

Lưu ý: Việc ghi chú ly hôn chỉ áp dụng với trường hợp ly hôn gần nhất.

Ghi chú ly hôn ở đâu

Người có yêu cầu làm thủ tục ghi chú ly hôn cần nộp hồ sơ trực tiếp hay gửi hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính tới Bộ phận tiếp nhận và được UBND quận, huyện có thẩm quyền giải quyết, trả kết quả. Cụ thể như sau:

  • Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi người có yêu cầu đã đăng ký kết hôn hay ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn trước đó thực hiện ghi chú ly hôn. 
    • Nếu việc kết hôn hay ghi chú việc kết hôn trước đó thực hiện ở Sở Tư pháp thì việc ghi chú ly hôn do Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện.
    • Nếu công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam thì việc ghi chú ly hôn sẽ được UBND cấp huyện nơi cư trú trước thời điểm xuất cảnh của công dân Việt Nam thực hiện.
  • Những công dân Việt Nam từ nước ngoài về Việt Nam thường trú có yêu cầu ghi chú ly hôn mà trước đây việc kết hôn được đăng ký ở Cơ quan đại diện hay tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc làm thủ tục ghi chú ly hôn được uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi mà công dân Việt Nam thường trú thực hiện.
  • Những công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài có yêu cầu ghi chú ly hôn để tiến hành kết hôn mới, tuy nhiên trước đây kết hôn đăng ký ở Cơ quan đại diện hay cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn sẽ thực hiện bởi UBND cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ kết hôn mới.

Lưu ý: Phòng Tư pháp chính là cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính.

Thời gian thực hiện ghi chú ly hôn mất bao lâu? Chi phí bao nhiêu?

Thời gian thực hiện ghi chú ly hôn bao lâu?

Quy trình, thời gian thực hiện việc ghi chú kết hôn được Chính phủ đề cập đến trong khoản 2 Điều 39 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Hồ sơ đó sẽ được công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra. Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho những người yêu cầu nếu như việc ghi chú ly hôn đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Không vi phạm vào quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.
  • Không cần đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

Nếu cần xác minh việc ghi chú ly hôn thì thời hạn là không quá 10 ngày.

Riêng đối với trường hợp phải đăng tải lên Cổng thông tin điện tử mà Bộ Tư pháp quy định, Trưởng phòng tư pháp sẽ tiến hành báo cáo cho Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện từ chối yêu cầu.

Chi phí ghi chú ly hôn là bao nhiêu?

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chính là cơ quan quy định về lệ phí ghi chú ly hôn theo đúng tình hình thực tế của từng địa phương (dựa vào khoản 3 Điều 3 và điểm c khoản 2 của Điều 5 Thông tư số 85/2019/TT-BTC).

Vì vậy, mức tiền mà công dân cần phiả nộp để ghi chú lý hôn tại mỗi tỉnh, thành trên cả nước sẽ không giống nhau.

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc làm thủ tục ghi chú ly hôn. Chắc hẳn các bạn đã phần nào biết cách thực hiện ghi chú ly hôn. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này, hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn ngay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn