[Giải đáp] Thu nhập vãng lai là gì? Hướng dẫn tính thuế thu nhập vãng lai

Ngày nay, có rất nhiều người lao động thực hiện những công việc mang tính chất tạm thời, trong một khoảng thời gian nhất định. Thù lao nhận được khi thực hiện những công việc đó thường được nhiều người gọi là thu nhập vãng lai. Vậy Thu nhập vãng lai là gì? Tính thuế thu nhập vãng lai bằng cách nào? Qua bài viết này, Công ty Luật Hùng Sơn sẽ mang đến cho các bạn thông tin đầy đủ và chính xác nhất các quy định pháp luật về thu nhập vãng lai.

Quảng cáo

1. Thu nhập vãng lai là gì?

Thu nhập vãng lai là các khoản thu nhập có được không thông qua hợp đồng lao động hoặc mang tính chất tạm thời. Thật vậy, trong thực tế cuộc sống thu nhập vãng lai thường được mọi người sử dụng trong các trường hợp nói về các khoản thu nhập, tiền lương, tiền công được nhận không thông qua ký kết hợp đồng lao động, không mang tính chất thường xuyên.

Xét về khía cạnh pháp luật thì trong các văn bản quy phạm pháp luật, thuật ngữ thu nhập vãng lai chưa được bất kì một văn bản pháp luật hiện hành nào đưa ra định nghĩa về thu nhập vãng lai là gì.

Có thể tham khảo Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC để biết chi tiết thu nhập vãng lai gồm những khoản thu nhập nào. Theo đó, điều này quy định những khoản chịu thuế như: Tiền thu lao nhận được dưới những hình thức như tiền hoa hồng môi giới, tiền hoa hồng đại lý bán hàng, thù lao khi tham gia các dự án hay đề tài nghiên cứu khoa học, tiền tham gia các hoạt động giảng dạy, biểu diễn các buổi nghệ thuật, văn hóa hay thể dục, thể thao, tiền từ việc viết bài, tiền dịch vụ, quảng cáo và các khoản thù lao khác.

thu nhập vãng lai là gì

2. Cách tính thuế thu nhập vãng lai thế nào?

Sau khi đã hiểu thu nhập vãng lai là gì, Công ty Luật Hùng Sơn xin hướng dẫn quý khách hàng cách tính thu nhập vãng lai như sau. Điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định khấu trừ thuế là việc cá nhân, tổ chức trả thu nhập thực hiện tính khấu trừ số thuế vào thu nhập trước khi trả thu nhập vãng lai cho người lao động. Cụ thể: Các tổ chức, cá nhân khi trả tiền công, tiền thù lao, tiền khác cho cá nhân cư trú mà không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động nhỏ hơn ba tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho người đó.

Trong đó, tiền công, tiền thù lao khác bao gồm các khoản sau:

– Thứ nhất, tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng khi làm đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng khi môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật; tiền tham gia vào các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia các buổi biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; và khoản tiền dịch vụ, thù lao khác mà người lao động được nhận.

– Thứ hai, tiền nhận được từ việc tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát của doanh nghiệp, ban quản lý của các dự án, công trình, hội đồng quản lý các hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

Tóm lại, cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động có thu nhập từ tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác mà có tổng mức thu nhập được trả từ hai triệu đồng/lần trở lên thì sẽ bị khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân tại nguồn trước khi trả thu nhập, trừ trường hợp làm cam kết nếu đủ điều kiện. Tuy nhiên, khi làm cam kết, cá nhân phải chịu trách nhiệm về cam kết của mình, trường hợp cá nhân có gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế. 

Đồng thời, pháp luật cũng quy định các tổ chức , cá nhân trả thu nhập vãng lai có các nghĩa vụ sau:

– Một là, phải lập danh sách thu nhập của các cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế để nộp cho cơ quan thuế vào thời điểm kết thúc năm tính thuế. 

– Hai là, sau khi đã khấu trừ thuế thu nhập vãng lai phải cấp chứng từ khấu trừ thuế nếu cá nhân bị khấu trừ có yêu cầu.

3. Thu nhập vãng lai bao nhiêu thì cần phải quyết toán thuế?

Các cá nhân phát sinh thu nhập từ các nguồn thu nhập khác nhau mà thuộc đối tượng thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật thuế thì bắt buộc phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan thuế. Như đã phân tích ở trên, các cá nhân cư trú mà không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động nhỏ hơn ba tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế. Như vậy, các cá nhân mà có thu nhập vãng lai được trả từ hai triệu đồng trở lên trong một lần thì sẽ phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

4. Thủ tục quyết toán thuế TNCN đối với thu nhập cá nhân

4.1: Các hình thức quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Khi tiến hành quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm, các cá nhân có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức quyết toán sau:

– Cá nhân tự mình quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế;

– Cá nhân ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thay cho mình.

Nhưng trong thực tế, phần lớn các cá nhân là người lao động nhận thu nhập từ công ty, doanh nghiệp sẽ lựa chọn quyết toán thuế TNCN theo cách thứ 2 là ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thay cho mình.

Quảng cáo

4.2: Nơi quyết toán thuế TNCN

– Trường hợp tổ chức trả thu nhập quyết toán thuế thay, nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức đó.

– Trường hợp cá nhân tự quyết toán thuế, nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế có thể là tại cơ quan thuế nơi cá nhân trực tiếp khai thuế trong năm hoặc tại cơ quan thuế quản lý tổ chức chi trả thu nhập hoặc cơ quan thuế tại nơi cá nhân cư trú tùy từng trường hợp cụ thể được quy định chi tiết tại Luật Quản lý thuế năm 2020 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

4.3: Thời hạn phải nộp quyết toán thuế TNCN 

Theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, cá nhân nộp hồ sơ quyết toán thuế thì thời hạn chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng 4 trong năm liền kề sau với năm kê khai thuế, tính từ ngày kết thúc năm dương lịch. Như vậy, các cá nhân tự khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN chậm nhất vào ngày 30/04 của năm.

Còn các doanh nghiệp, công ty trả thu nhập phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng 3 trong năm liền kề sau với năm kê khai thuế, tính từ ngày kết thúc năm dương lịch. Điều này đồng nghĩa rằng các doanh nghiệp, tổ chức chi trả thu nhập phải nộp hồ sơ quyết toán thuế muộn nhất là vào ngày 31/03 của năm.

4.4: Hồ sơ quyết toán thuế TNCN

Tùy vào hình thức quyết toán thuế mà hồ sơ quyết toán thuế TNCN trong từng trường hợp cũng khác nhau. Nhưng có thể khái quát, hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân gồm các tài liệu sau:

– Tờ khai quyết toán thuế TNCN;

– Bảng kê chi tiết người thuộc giảm trừ gia cảnh.

Ngoài ra nếu doanh nghiệp tổ chức quyết toán thuế thay thì hồ sơ cần có thêm một số thành phần sau:

– Bảng kê chi tiết những cá nhân người lao động thuộc diện tính thuế theo biểu tính thuế lũy tiến từng phần;

– Bảng kê chi tiết những cá nhân người lao động thuộc diện tính thuế theo thuế suất từng phần;…..

5. Đối tượng nào cần kê khai thuế vãng lai 

Từ việc trả lời câu hỏi thu nhập vãng lai là gì?, ta đã có thể khái quát được những đối tượng nào cần kê khai để nộp thuế vãng lai. Đó là, các cá nhân cư trú mà làm việc không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động nhỏ hơn ba tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu đồng trở lên trong một lần trả lương hoặc thù lao. Cụ thể hơn, đó là các cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên tại một đơn vị; Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh.

6. Phạt nộp chậm thuế vãng lai 

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu nên việc chấp hành đúng các quy định hay không phụ thuộc rất lớn vào tinh thần “tự giác” của người nộp thuế. Tuy nhiên, nếu đối tượng phải nộp thuế bị phát hiện về việc không khai, nộp thuế theo đúng quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP đã quy định tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:

–  Số tiền chậm nộp tiền phạt tính theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp, đối với tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế;

– Số ngày chậm nộp tiền phạt tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức và sẽ bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ được pháp luật quy định, cá nhân vi phạm sẽ nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

Như vậy, đối tượng thuộc diện nộp thuế thu nhập vãng lai mà không nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ bị phạt tiền chậm nộp chậm với mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.

Trên đây bài viết đã cung cấp đầy đủ và chi tiết cho bạn về thắc mắc thu nhập vãng lai là gì? Cách tính thuế thu nhập vãng lai như thế nào? Hồ sơ nộp thuế vãng lai gồm những gì? Nếu cần bạn tư vấn hay giải đáp thắc mắc thì có thể liên hệ với chúng tôi qua phương thức liên hệ sau để được giải đáp kịp thời:

  • Địa chỉ VP HN: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Địa chỉ VP HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
  • Website: luathungson.vnluathungson.com
  • Email: info@luathungson.com
  • Hotline: 0964509555
Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn