Tảo hôn là gì? Hậu quả của tảo hôn trước pháp luật

Tảo hôn là gì? Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua khái niệm tảo hôn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đầy đủ tảo hôn là gì? và hậu quả pháp lý của hành vi này. Trong bài viết dưới đây, Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc trên. Đừng bỏ lỡ nhé!

Quảng cáo

Tảo hôn là gì?

Tại khoản 8, Điều 3 trong Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

Tảo hôn là hành vi lấy chồng, lấy vợ khi một bên hay cả 2 bên chưa đủ độ tuổi kết hôn theo đúng quy định tại điểm a khoản 1 của bộ luật này. Cụ thể như sau:

“ Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b)…”

Tóm lại, tảo hôn là hành vi nam nữ kết hôn khi chưa một hoặc cả 2 bên đều chưa đủ độ tuổi theo đúng quy định của pháp luật (nam <20 tuổi và nữ <18 tuổi).

Lý giải tao hon la gi

Để dễ lý giải tảo hôn là gì hơn, chúng ta sẽ cùng đến với 2 ví dụ cụ thể dưới đây:

Thứ nhất: Nam 18 tuổi và nữ 15 tuổi quyết định sống chung như vợ chồng. Cho đến khi đủ tuổi kết hôn cặp đôi này mới quyết định đi đăng ký trước pháp luật. Chúng đều sinh sống ở những vùng dân tộc thiểu số kém hiểu biết. Trường hợp này cũng được gọi là tảo hôn.

Thứ hai: Nam 15 tuổi kết hôn với nữ 12 tuổi đều sinh sống ở vùng núi phía Tây Bắc do cha mẹ ép buộc. Lúc này, cả hai vẫn còn trong độ tuổi đi học thì đã phải lo cuộc sống mưu sinh cơm áo gạo tiền và con cái.

=> Đây là hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình bởi 2 bé không tự nguyện và chưa đủ độ tuổi kết hôn. Ngoài ra, trường hợp này còn vi phạm quyền được giáo dục và đến trường học tập của chúng trong Luật trẻ em. Và vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội. Khi mà trẻ kết hôn quá sớm, sinh con ra rất dễ gây dị tật bẩm sinh. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc duy trì nòi giống của dân tộc sau này.

Các trường hợp tảo hôn là gì?

Trên thực tế, tảo hôn có 2 trường hợp bao gồm: Tảo hôn đã đăng ký kết hôn và Tảo hôn chưa đăng ký kết hôn.

Quảng cáo
  • Đã đăng ký kết hôn: Tảo hôn chưa đủ độ tuổi do tự nguyện hoặc ép buộc và đã đăng ký kết hôn.
  • Chưa đăng ký kết hôn: Tảo hôn khi chưa đủ độ tuổi quy định nhưng 2 bên đã quyết định về sống chung như vợ chồng và chưa đăng ký kết hôn.

Hậu quả của việc cưới tảo hôn trước pháp luật

Hậu quả của tảo hôn gây ra vô cùng nghiêm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới bản thân 2 bên mà còn cả gia đình và xã hội. Vì vậy hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu như vi phạm sẽ bị xử phạt theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 với các văn bản liên quan khác đi kèm. Vậy xử lý vi phạm tảo hôn như thế nào?

Hậu quả của tảo hôn gây ra ảnh hưởng lớn tới gia đình và xã hội

Hủy kết hôn nếu đã thực hiện đăng ký

Đối với trường hợp tảo hôn có đăng ký kết hôn thì hành vi kết hôn đó sẽ không được pháp luật công nhận. Nó có thể được hủy khi có người yêu cầu. Theo thủ tục Bộ luật tố tụng dân sự quy định, Tòa án có thẩm quyền sẽ căn cứ vào điều kiện độ tuổi khi kết hôn để tiến hành xử lý. Theo đó, việc kết hôn sẽ bị hủy khi một trong 2 bên không đủ tuổi hoặc không công nhận quan hệ hôn nhân đó tại thời điểm Tòa án xem xét yêu cầu hủy hôn.

Nếu cả 2 bên kết hôn đã đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn và đồng ý qua hệ hôn nhân đó thì căn cứ theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình quy định năm 2014 Tòa án giải quyết tại thời điểm đó sẽ công nhận mối quan hệ hôn nhân này.

Xử phạt hành chính

Theo Điều 47, Nghị định 110/2013/NĐ-CP mà chính phủ quy định về hành vi vi phạm hành chính cho các lĩnh vực trong đó có hôn nhân và gia đình như sau:

  • Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng cho các hành vi tổ chức lấy chồng, lấy vợ khi chưa đủ độ tuổi kết hôn.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng với các hành vi cố ý duy trì hôn nhân trái pháp luật khi chưa đủ tuổi cho dù đã được Tòa án nhân dân buộc chấm dứt mối quan hệ trước đó.

Hành vi xử phạt tảo hôn khá nặng nếu còn vi phạm

Như vậy, hành vi tảo hôn có thể xử phạt hành chính khi mà Tòa án nhân dân có thẩm quyền đưa ra quyết định. Cụ thể là chấm dứt mối quan hệ vợ chồng với những người chưa đủ tuổi nhưng vẫn tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân này. Ngoài ra, việc xử phạt hành chính còn áp dụng với hành vi tổ chức tảo hôn (tổ chức lấy chồng, lấy vợ cho những người chưa đủ độ tuổi kết hôn).

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tuy bộ luật hình sự năm 20215 đã bỏ quy định về tảo hôn nhưng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trích dẫn theo điều 183 của Bộ luật hình sự năm 2015:

Bất cứ ai tổ chức hành vi lấy chồng, lấy vợ cho những người chưa đủ độ tuổi kết hôn mà còn tiếp tục vi phạm đều bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 – 30.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ trong vòng 2 năm.

Biện pháp hạn chế tảo hôn là gì?

Đã có rất nhiều phương pháp đưa ra để hạn chế tình trạng tảo hôn. Tuy nhiên việc thực hiện những giải pháp nào đạt hiệu quả tốt nhất thì không phải chuyện dễ dàng. Dưới đây là 4 hướng giải quyết được áp dụng đồng bộ tài các cấp, các ngành đem lại hiệu quả tối ưu nhất:

  • Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật để người dân nâng cao ý thức cảnh giác.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chống tảo hôn

  • Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc quản lý.
  • Cải thiện đời sống của người dân sinh sống ở miền núi, vùng sâu vùng xa.
  • Hoàn thiện về hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình cũng như các quy định về tảo hôn.

Đọc tới đây, chắc hẳn các bạn cũng đã biết tảo hôn là gì? và hậu quả pháp lý mà hành vi này có thể gây ra. Nếu như có bất cứ thắc mắc gì về tảo hôn hay muốn tư vấn kỹ hơn về luật hôn nhân gia đình, hãy truy cập vào website https://luathungson.vn/ thường xuyên để được giải đáp nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn