Ví dụ về thừa kế theo di chúc

Ví dụ về thừa kế theo di chúc? Quyền thừa kế là một trong những nội dung rất được quan tâm hiện nay. Do các lý do khác nhau mà người chết khi mất đi lại không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp hay nội dung di chúc phân chia không rõ ràng dẫn đến xảy ra các tranh chấp. Vì vậy, Luật Hùng Sơn sẽ đưa ra các quy định  về quyền thừa kế và một số ví dụ ở bài viết dưới đây để mọi người hiểu rõ hơn về quyền thừa kế, tránh những tranh chấp không đáng xảy ra.

Quảng cáo

Quyền thừa kế là gì? 

Quyền thừa kế là một trong các quyền cơ bản của công dân. Quyền thừa kế cũng được pháp luật các nước trên thế giới công nhận. 

Xét theo nghĩa hẹp thì quyền thừa kế là quyền của cá nhân để lại di sản của mình sau khi chết cho người khác.

Xét theo nghĩa rộng thì quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người khác theo ý chí của người đó khi còn sống hoặc theo một trình tự nhất định. Các quy phạm pháp luật này ghi nhận và bảo vệ các quyền của người có tài sản cũng như quyền của người thừa kế và các chủ thể khác trong quan hệ thừa kế. 

Đối tượng của quyền thừa kế 

Đối tượng của quyền thừa kế là những tài sản thuộc sở hữu của người chết hoặc quyền tài sản của người chết mà người chết là người sử dụng hợp pháp để lại cho người còn sống. 

Chủ thể của quyền thừa kế 

Chủ thể của quyền thừa kế bao gồm quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản.

  • Quyền thừa kế của người để lại di sản 

Mọi cá nhân đều có quyền định đoạt tài sản của mình được thể hiện dưới dạng di chúc trước khi qua đời. Pháp luật Việt Nam bảo về quyền thừa kế của người lập di chúc với hai hình thức là thông qua di chúc để lại trước khi qua đời hoặc theo quy định của pháp luật trong trường hợp không có di chúc để lại.

Trong trường hợp người qua đời có để lại di chúc thì việc phân chia di sản phải theo ý nguyện của người lập di chúc đã ghi rõ trong di chúc. 

Trong trường hợp người đã chết không để lại di chúc thì việc phân chia di sản sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật về thừa kế tại Bộ luật dân sự 2015.

  • Quyền thừa kế của người nhận di sản

Dựa vào việc người đã chết có để lại di chúc hay không thì người nhận di sản cũng được chia thành hai trường hợp là người nhận di sản theo di chúc và người nhận di sản theo pháp luật. Mọi cá nhân đều có quyền thừa kế và nhận di sản nếu thuộc diện nhận di sản theo pháp luật hoặc nhận di sản theo di chúc.

  • Người nhận di sản theo di chúc căn cứ vào quyền thừa kế của họ để nhận phần di sản mà người đã chết để lại theo đúng những điều khoản mà di chúc đã ghi lại.
  • Người nhận di sản theo quy định của pháp luật căn cứ vào hàng thừa kế để xác định phần di sản mà họ sẽ nhận được.

Mặt khác, người có quyền thừa kế là người nhận di sản cũng có quyền từ chối nhận phần di sản của mình dù là trong trường hợp nhận di sản theo pháp luật hay di chúc nếu sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế phù hợp với những điều kiện mà pháp luật đã quy định. Sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế phải tuân theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015. Như vậy người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp mà việc từ chối này nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của họ đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người liên quan theo quy định pháp luật. Việc từ chối nhận di sản cũng phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. 

Đặc điểm của pháp luật thừa kế

  • Pháp luật về thừa kế ra đời từ rất sớm.

Pháp luật về thừa kế đã có từ thời La Mã cổ đại, pháp luật về thừa kế ở thời kỳ này được khắc trên phiến đá để mọi người cùng hiểu và làm theo. 

Ở nước ta, đa số các sử gia và các nhà luật học đều nhất trí rằng: “pháp luật nước ta đã có từ trước thời Lê và đã được điển chế đến thời Lý, Trần.” như vậy, pháp luật về thừa kế đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam và trở thành một chế định quan trọng của pháp luật thời bấy giờ. Tuy nhiên, pháp luật về thừa kế ở những thời kỳ này chỉ bảo vệ cho giai cấp thống trị, duy trì quyền sở hữu của người có của cải. 

  • Pháp luật về thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật về quyền sở hữu

Thừa kế và sở hữu là hai phạm trù kinh tế mà có mầm mống và xuất hiện ngay từ thời sơ khai của xã hội loài người, cùng tồn tại song song trong mọi hình thức kinh tế – xã hội. 

Pháp luật về thừa kế và pháp luật về quyền sở hữu có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau. Qua việc quy định các hình thức sở hữu tài sản của cá nhân và từ đó pháp luật quy định cho họ những quyền năng trong lĩnh vực thừa kế. Hay nói cách khác, pháp luật về sở hữu là cơ sở để ban hành các văn bản pháp luật về thừa kế. 

  • Pháp luật về thừa kế tập trung chủ yếu trong Bộ luật dân sự, ngoài ra còn được quy định ở một số văn bản liên quan.

Thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự, do đó nó cũng mang những đặc điểm chung của Bộ luật Dân sự, như đều xuất phát từ quan hệ tài sản, đều phản ánh một cách sinh động phong tục, tập quán của người Việt Nam, là công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm sự bình đẳng, tự nguyện và an toàn pháp lý của các chủ thể, đáp ứng nhu cầu về cả vật chất lẫn tinh thần của các thành viên trong xã hội…

Quảng cáo

Do đó, đa số các quy phạm pháp luật về thừa kế được quy định chủ yếu trong Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, do quan hệ thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ với các quan hệ về sở hữu, quan hệ đất đai, quan hệ hôn nhân huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng,… cho nên các quy định pháp luật về thừa kế còn được quy định rải rác trong một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan như Luật hôn nhân gia đình, Luật Đất đai, Luật đầu tư,…

  • Pháp luật về thừa kế được quy định tương đối toàn diện và có kết cấu chặt chẽ.

Khi xây dựng pháp luật về thừa kế chúng ta đã học tập nhiều kinh nghiệm của cha ông và các nước tiên tiến trên thế giới như Nga, Pháp, Đức… vì vậy, pháp luật về thừa kế ở Việt Nam tương đối toàn diện và có cấu trúc chặt chẽ. 

Quy định về chế định thừa kế

Chế định thừa kế theo Bộ luật dân sự 2015 gồm có hai trường hợp: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

  • Thừa kế theo di chúc 

Theo Điều 624 Bộ luật dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Việc phân chia di sản như thế nào sẽ được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc. 

Mặc dù việc phân chia di sản thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc nhưng cũng có những trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc bao gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động. Họ vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật hay khi mà họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. 

Từ quy định trên có thể thấy rằng, đối với trường hợp con chưa thành niên, con thành niên mà không có khả năng lao động; cha, mẹ, vợ, chồng thì dù người lập di chúc không để lại di sản cho họ thì họ vẫn được hưởng phần di sản theo pháp luật quy định. Quy định này là để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

  • Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. 

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp như sau: không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản sau: phần di sản không được định đoạt ở trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc mà không có hiệu lực pháp luật; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hay chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Để tiến hành chia thừa kế cần xác định hàng thừa kế theo pháp luật như sau: 

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; 
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hay không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 

Ví dụ về quyền thừa kế hiện nay 

Sau đây là một số ví dụ về quyền thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc: 

  • Thừa kế theo pháp luật: Vợ chồng A và B có 300 triệu. B có 100 triệu. Khi chết B không để lại di chúc. A và B có con gái là C và D. Vợ chồng C và G có một đứa con là H. Biết C chết cùng với B. Di sản thừa kế của B là: 120 triệu + 300/2 = 270 triệu

Do B không để lại di chúc nên sẽ chia theo pháp luật. Căn cứ quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì A,C,D cùng hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ nhận phần di sản bằng nhau: A = C = D = 270/3 = 90 triệu

Do C chết cùng B nên theo Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 thì H là con của C sẽ được hưởng 90 triệu của C.

  • Thừa kế theo di chúc: Vợ chồng C và D có 300 triệu. C để lại di chúc, trong đó để lại cho hai đứa con là E và F mỗi đứa là 50% di sản. Theo đó,  C có di chúc nên việc phân chia tài sản của C sẽ phân theo nội dung của di chúc.

Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến thông tin hữu ích cho mọi người. Mọi thắc mắc về quyền thừa kế vui lòng liên hệ đến số Hotline: 1900 6518 của Luật Hùng Sơn để giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn