Những lưu ý khi hoàn thuế thu nhập cá nhân – Phần 1

Hiện tại, cũng đang là thời điểm các cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ quyết toán và hoàn thuế thu nhập cá nhân. Chắc chắn nhiều người lao động sẽ gặp vướng mắc về vấn đề những đối tượng nào sẽ được hoàn thuế. Luật Hùng Sơn sẽ giúp các bạn giải quyết khúc mắc trong bài viết này.

Quảng cáo

1. Các trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân:

Theo Điều 8. Quản lý thuế và hoàn thuế Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 quy định:

“2. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:

– Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;

– Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;

– Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”

Thực tế, phần lớn cá nhân được hoàn thuế thuộc hai trường hợp được nêu ra tại mục a, điểm 2 ở trên. Nhằm làm rõ quy định này, Luật Hùng Sơn xin đưa ra 2 ví dụ cho 2 trường hợp tại mục a và mục b.

hoàn thuế thu nhập cá nhân

1. Ví dụ về cá nhân có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp:

Năm 2019, X là cá nhân cư trú và ký hợp đồng lao động với thời gian thử việc là 2 tháng. Thời gian thử việc bắt đầu từ 1/3/2019 và mức lương trong thời gian này của X là 8,5 triệu đồng/tháng. Do thu nhập của X lớn hơn 2 triệu và thời điểm thử việc X chưa có mã số thuế cá nhân nên công ty đã tạm khấu trừ 10% tính trên mức lương của X, tương đương 850.000 đồng/tháng.

Hết 2 tháng thử việc, từ ngày 1/5/2019, công ty trả X mức lương là 10 triệu đồng/tháng. Giai đoạn này X đã được cấp mã số thuế cá nhân và đóng bảo hiểm trên mức 5 triệu đồng (tức là X đóng 10,5% x 5 triệu = 525.000 tiền bảo hiểm mỗi tháng)

Thu nhập tính thuế của X mỗi tháng là:

10.000.000 – 9.000.000 (giảm trừ gia cảnh) – 525.000 = 475.000

Thuế thu nhập cá nhân X đã đóng hàng tháng là:

475.000 x 5% = 23.750

Cuối năm 2019, khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân, tính lại thu nhập tính thuế cả năm của X như sau:

Thu nhập tính thuế của X từ tháng 3 đến hết tháng 4/2020 là:

8,5 triệu x 2 = 17 triệu đồng

Thu nhập tính thuế của X từ tháng 5 đến hết tháng 12/2020 là:

(10.000.000 x 8)- (9.000.000 x 8)- (525.000 x 8) = 3.800.000

Số thuế thu nhập cá nhân X phải nộp trong 2019 là:

3.800.000 x 5%= 190.000

=> Như vậy, số tiền thuế X đã nộp trong năm (850.000 x 2 + 23.750 x 8 = 1.890.000) lớn hơn số thuế thu nhập cá nhân X phải nộp (190.000) nên X thuộc trường hợp được hoàn thuế.

2. Ví dụ về cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế:

Năm 2019, Y là cá nhân cư trú và ký hợp đồng lao động với thời gian thử việc là 2 tháng. Mức lương Y nhận được là 7 triệu đồng/tháng. Trong 2 tháng thử việc, công ty đã tạm khấu trừ thuế TNCN của Y là 10% tương đương 500.000 đồng.

Do tổng thu nhập trong năm 2019 không vượt quá 108 triệu đồng nên thu nhập tính thuế của Y chưa đến mức phải nộp thuế.

Quảng cáo

Y có thể làm hồ sơ hoàn thuế TNCN xin hoàn lại số thuế đã nộp là (500.000 x 2 = 1.000.000 đồng).

2. Điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân:

Điều 23. Sửa đổi, bổ sung Điều 53 Thông tư số 156/2013/TT-BTC trong Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định về điều kiện để cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu hoàn thuế như sau:

“Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế”

X trong ví dụ a ở trên nếu tại thời điểm đề nghị hoàn thuế là ngày 31/03/2020 chưa có mã số thuế cá nhân thì không đủ điều kiện để nộp hồ sơ hoàn thuế, mặc dù X đã nộp thuế lớn hơn số thuế phải nộp.

Tiếp tục quy định trong điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC:

“Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.”

=> Như vậy, để cá nhân có thể được hoàn thuế, cá nhân cần có yêu cầu hoàn thuế. Nếu không yêu cầu hoàn thuế, số thuế nộp thừa có thể được chuyển sang kỳ tiếp theo để bù trừ với số thuế phải nộp (nếu có).

Ở phần I này, bạn đọc đã biết được các trường hợp và các điều kiện được hoàn thuế thu nhập cá nhân. Phần II Luật Hùng Sơn sẽ hướng dẫn thủ tục và những lưu ý cần thiết khác khi tiến hành yêu cầu hoàn thuế. Bạn đọc hãy cùng đón đọc nhé.

>>> Những trường hợp nào không cần quyết toán thuế thu nhập cá nhân hiện nay?

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn