Ly hôn là lựa chọn cuối cùng và là điều không ai mong muốn trong quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, ly hôn vẫn là một thực tế rất phổ biến đang diễn ra. Vậy những giấy tờ cần thiết khi ly hôn là những giấy tờ nào cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết
Cơ sở pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Những giấy tờ cần thiết khi ly hôn
Hồ sơ xin ly hôn đơn phương
Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 gồm có:
- Đơn xin ly hôn đơn phương
- CMND, hộ khẩu photo có chứng thực của vợ chồng
- Giấy đăng ký kết hôn bản chính
- Giấy khai sinh của con bản sao có chứng thực
- Giấy tờ về tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản).
Hồ sơ xin ly hôn thuận tình
- Cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu như sau:
- Đơn xin ly hôn thuận tình
- CMND, hộ khẩu photo có chứng thực của vợ chồng
- Giấy đăng ký kết hôn bản chính
- Giấy khai sinh của con bản sao có chứng thực
- Giấy tờ về tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản).
Bạn nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương từ 4 đến 6 tháng.
Trường hợp không giữ Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao.
Trường hợp không có Chứng minh nhân dân của vợ/chồng thì theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.
Điểm khác biệt duy nhất giữa hai hình thức ly hôn này là ở nội dung của đơn ly hôn.
Nếu đơn phương ly hôn thì sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
Nếu thuận tình ly hôn sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình.
Nộp đơn ly hôn ở đâu?
Đơn phương ly hôn:
Nếu không có yếu tố nước ngoài:
- Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, nơi làm việc của người muốn ly hôn trong trường hợp hai bên thỏa thuận.
- Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người còn lại trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận.(điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 35; điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Nếu có yếu tố nước ngoài:
- Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, nơi làm việc của người muốn ly hôn trong trường hợp hai bên thỏa thuận.
- Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc của người còn lại trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận. (điểm a, b khoản 1 Điều 37, khoản 3 Điều 35; điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Lưu ý: Đối với trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.
Thuận tình ly hôn:
- Nếu vợ hoặc chồng ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp tỉnh nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc.
- Nếu vợ hoặc chồng đều ở Việt Nam, không cần ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc.
- Nếu vợ hoặc chồng là công dân của các nước có chung biên giới với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc,.. thì nộp đơn tại TAND cấp huyện nơi vợ hoặc chồng là người Việt Nam cư trú, làm việc
Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Những giấy tờ cần thiết khi ly hôn”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!
- Thủ Tục Giải Thể Công Ty – Doanh Nghiệp Theo Quy Định Năm 2023 - 05/11/2023
- Địa chỉ làm lý lịch tư pháp ở Hà Nội trong ngày - 18/10/2023
- Lý lịch tư pháp online theo đúng quy định hiện nay - 18/10/2023