Tìm hiểu nhận con nuôi là quan hệ pháp luật gì?

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được xác lập, tồn tại, phát triển hoặc chấm dứt trên cơ sở quy định của các quy phạm pháp luật. Vậy Quan hệ pháp luật dân sự được hiểu chính xác như thế nào? Sau đây luật Hùng Sơn chúng tôi sẽ phân tích và giải đáp cụ thể các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự của Việt Nam:

Quảng cáo

Quan hệ pháp luật là gì?

Quan hệ pháp luật được hiểu là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, trong đó các bên tham gia có các quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể.

Quan hệ pháp luật trước tiên là quan hệ xã hội, là quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Quan hệ xã hội xuất hiện, nó tồn tại theo một cách khách quan nhất cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Yêu cầu khách quan của đời sống cộng đồng đòi hỏi các quan hệ xã hội phải tự điều chỉnh, đảm bảo cho chúng phát triển theo định hướng sẵn có từ trước. Chúng ta đều biết các quan hệ xã hội rất đa dạng và cũng rất phức tạp, vì vậy xã hội phải có nhiều công cụ hay phương tiện khác nhau để tác động dễ dàng hơn đến chúng. Một mối quan hệ xã hội cụ thể có thể chịu sự tác động từ nhiều loại phương tiện điều chỉnh khác nhau, hiệu quả tác động của từng loại công cụ trong nhiều trường hợp có sự chênh lệch khá lớn. Chẳng hạn, quan hệ hôn nhân và gia đình có thể chịu sự tác động của pháp luật, đạo đức, tín điều tôn giáo hay phong tục tập quán…, trong đó mỗi công cụ sẽ phát huy ưu điểm của riêng mình ở những khía cạnh nhất định. Trong mối quan hệ này, đạo đức sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc chăm sóc, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình; ngược lại pháp luật sẽ có ảnh hưởng lớn hơn và sẽ chiếm ưu thế so với đạo đức trong trường hợp có sự hành hạ, ngược đãi hay bạo lực giữa vợ chồng với nhau, hay là cả con cái. Bởi những đặc tính nổi trội của mình, pháp luật có ưu thế hơn hẳn so với những quy phạm xã hội khác trong các mối quan hệ xã hội, nó cũng cho thấy rằng sự tác động của mình là vô cùng cần thiết. Ở một khía cạnh nào đó, có rất nhiều quan hệ xã hội cần có sự tác động của pháp luật trước nhất, nếu có sự tham gia của các công cụ khác thì chỉ có ý nghĩa bổ sung nhằm điều chỉnh một cách có hiệu quả nhất đối với chúng. Tất nhiên, sự tác động này của pháp luật đến các quan hệ xã hội cũng phải có giới hạn nhất định. Khi ban hành pháp luật, người làm luật luôn phải cân nhắc, tính toán xem quan hệ xã hội nào cần tác động bằng pháp luật, tác động bằng cách nào hay ở mức độ nào…

Quan hệ xã hội được pháp luật tác động (điều chỉnh) trở thành quan hệ pháp luật. Khi đó, các bên tham gia vào quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi pháp luật phải xử sự theo những cách thức mà pháp luật đã định trước, họ buộc phải tuân theo những quy định mà pháp luật đã đặt ra nhằm không những đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mà còn chủ thể bên kia. Nếu một bên chủ thể không thực hiện đúng đắn, đầy đủ cách thức ứng xử của mình, thì bên chủ thể còn lại có quyền yêu cầu nhà nước can thiệp xử lý. Trong trường hợp này, với nhiều biện pháp khác nhau, trong đó quan trọng là biện pháp cưỡng chế, nhà nước buộc các chủ thể thực hiện nghiêm chỉnh các hành vi đã được xác định. Lưu ý pháp luật không điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội, nó chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng, đã trở nên phổ biến trong đời sống. Việc pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội nào đó dựa trên sự nhận thức của nhà nước về vai trò của pháp luật, nhu cầu của đời sống xã hội, và khả năng điều chỉnh của pháp luật, ý chí của nhà nước…

Các đặc điểm nổi bật của quan hệ pháp luật:

  • Là mối quan hệ xã hội có ý chí: Xuất hiện dựa trên cơ sở ý chí của nhà nước và ý chí của các bên tham gia vào quan hệ. Vì vậy, các bên tham gia vào một quan hệ pháp luật sẽ khác với các bên tham gia vào quan hệ xã hội thông thường.
  • Xuất hiện dựa trên cơ sở các QHPL – tức là trên cơ sở ý chí của nhà nước. Vì thế, bản thân QHPL mang tính giai cấp sâu sắc.
  • Nội dung của QHPL được cấu thành bởi các quyền, nghĩa vụ pháp lý và việc thực hiện được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước.

nhận con nuôi là quan hệ pháp luật gì

Tính chất của quan hệ pháp luật dân sự

Quan hệ pháp luật dân sự là gì? Tính chất của pháp luật dân sự

Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ xã hội do các quan hệ pháp luật dân sự điều chỉnh, tức là mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực dân sự, những quan hệ liên quan đến yếu tố nhân thân và tài sản trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại…Quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ xã hội phát sinh từ lợi ích vật chất hay lợi ích nhân thân được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh, trong đó các bên tham gia có quyền bình đẳng về mặt pháp lý, quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp mang tính cưỡng chế.

Do chịu sự tác động của các quy phạm pháp luật nên các bên tham gia vào các quan hệ xã hội đó nhận được các quyền và nghĩa vụ pháp lí tương ứng. Các quyền, nghĩa vụ pháp lí này được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế. Sự tác động của các quy phạm pháp luật vào các quan hệ xã hội này không làm mất đi tính xã hội của các quan hệ đó mà còn làm cho các quan hệ này mang một hình thức mới là “quan hệ pháp luật”. 

Một khi tham gia vào các mối quan hệ pháp luật dân sự, các bên đều sẽ có mục đích của riêng mình và lợi ích nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của các bên chủ thể. Dù các quan hệ dân sự được hình thành một cách khách quan nhưng nó lại được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người chúng ta, do vậy việc tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự hay không, xác định nội dung của mối quan hệ mà họ tham gia phải xuất phát từ ý chí tự nguyện của các bên.

Có thể nói rằng, sự tự định đoạt, ý chí tự do thể hiện của các chủ thể được thể hiện trọn vẹn nhất, đỉnh cao nhất khi họ tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ pháp luật dân sự có thể xuất hiện dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật hoặc trên cơ sở ý chí của các bên tham gia nhưng bắt buộc phải phù hợp với quy phạm pháp luật dân sự.

Đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự:

Ngoài các đặc điểm chung với quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật dân sự còn mang những đặc điểm riêng biệt của chính nó. Những đặc điểm riêng này được xuất phát từ bản chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh và từ những đặc điểm của phương pháp điều chỉnh.

  • Chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự rất đa dạng, bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác…Tuy vậy khi tham gia vào quan hệ dân sự, các chủ thể sẽ độc lập với nhau về tổ chức và tài sản. Xuất phát từ các quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh là những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân – những quan hệ phát sinh trong đời sống thường nhật của các cá nhân cũng như trong tập thể, trong tiêu dùng cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh, vì thế, cá nhân và tổ chức đều là những chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.

Trong giao lưu dân sự, các pháp nhân tham gia vào các quan hệ dân sự độc lập với nhau về tổ chức và tài sản, có quyền tự định đoạt khi tham gia vào các quan hệ nhưng vẫn buộc phải thực hiện các nghĩa vụ sau khi đã tham gia vào các quan hệ đó.

  • Địa vị pháp lí của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng, không phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác. Dù trong quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các bên tham gia đều là các chủ thể đối lập với nhau trong việc phân định quyền và nghĩa vụ: một bên mang quyền, một bên gánh chịu nghĩa vụ và thông thường. Tuy nhiên, điều này không làm mất đi sự bình đẳng mà chỉ hạn chế sự bình đẳng so với trước khi các bên tham gia vào quan hệ dân sự. Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ nảy sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, các bên không được áp đặt ý chí chủ quan của mình để buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ mà phải tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ sao cho có lợi nhất cho tất cả các bên.
  • Lợi ích (trước hết là lợi ích kinh tể) là tiền đề trong phần lớn các quan hệ dân sự. Quan hệ tài sản có tính chất hàng hoá – tiền tệ và được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật đã tạo ra điều kiện cho các chủ thể thông qua các biện pháp pháp lí để thoả mãn các nhu cầu vật chất cũng như nhu cầu tinh thần. Sự đền bù tương đương là đặc trưng của quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá – tiền tệ được luật dân sự điều chỉnh. Nên, bồi thường toàn bộ thiệt hại là đặc trưng của trách nhiệm dân sự. Quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệ tài sản, yếu tố tài sản là cơ sở, là tiền đề phát sinh quan hệ dân sự, cho nên đảm bảo bằng tài sản là đặc trưng để bên có nghĩa vụ buộc phải thực hiện nghĩa vụ của họ và bên có quyền thông qua các biện pháp đảm bảo này để thoả mãn các quyền tài sản của mình.
  • Các biện pháp cưỡng chế đa dạng và phong phú không chỉ do pháp luật quy định mà các bên có thể tự quy định về các biện pháp cưỡng chế cụ thể và hình thức áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó. Nhưng đặc tính tài sản vẫn là đặc trưng cho các biện pháp cưỡng chế trong luật dân sự.

Có những loại quan hệ pháp luật nào?

Quan hệ pháp luật phát sinh ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội nên không khó hiểu khi chúng rất phong phú và đa dạng. Chúng đặc biệt nhiều về số lượng và khác nhau về tính chất, về cách xử sự, và về thành phần tham gia quan hệ pháp luật. Vậy nên, việc phân loại quan hệ pháp luật là rất cần thiết, nó giúp cho hoạt động xây dựng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền một cách nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó, việc phân loại cũng có ý nghĩa không nhỏ đối với công tác dự báo pháp luật, góp phần vào việc xác định xu hướng vận động và phát triển của các quan hệ xã hội trong tưong lai. Có nhiều tiêu chí để phân loại quan hệ pháp luật, cụ thể như sau:

  • Căn cứ vào các đặc điểm, tính chất của quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, quan hệ pháp luật được phân chia thành các loại tương ứng với các ngành luật: Quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật đất đai… Đây là một cách phân loại khá phổ biến và được thừa nhận rộng rãi. Thông qua cách này, chúng ta có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn từng loại quan hệ xã hội, thấy được những đặc điểm riêng của chúng qua đó giúp cho hoạt động xây dựng pháp luật hoàn thiện, chính xác hơn.
  • Căn cứ vào tính xác định giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật được chia thành hai loại: quan hệ pháp luật tuyệt đối và quan hệ pháp luật tương đối. Quan hệ pháp luật tuyệt đối là quan hệ mà 1 bên của quan hệ pháp luật được xác định cụ thể còn bên kia của quan hệ là bất kì cá nhân, tổ chức nào. Trong quan hệ pháp luật tuyệt đối một bên tham gia quan hệ được xác định là bên có quyền, còn các bên kia của quan hệ có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền này và không được vi phạm. Chẳng hạn như quan hệ pháp luật về sở hữu, quan hệ pháp luật về quyền tác giả là những quan hệ pháp luật thuộc loại này. Quan hệ pháp luật tương đối là quan hệ pháp luật trong đó tất cả các bên tham gia vào quan hệ pháp luật đều được xác định cụ thể, trong đó chỉ rõ cá nhân, tổ chức nào có những quyền và nghĩa vụ pháp lí đối với nhau, chẳng hạn quan hệ hợp đồng, quan hệ hôn nhân gia đình…

Ngoài ra, nếu căn cứ vào số lượng bên tham gia, quan hệ pháp luật được chia thành a quan hệ pháp luật có hai bên và quan hệ pháp luật có nhiều bên, nếu căn cứ vào tính chất chủ thể, quan hệ pháp luật còn được chia thành quan hệ công pháp và quan hệ tư pháp…

Quảng cáo

Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con cái

Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con cái được phát sinh tùy thuộc vào nhiều sự kiện khác nhau.  Vào mỗi sự kiện làm phát sinh thì có pháp luật quy định và bảo vệ riêng.

Theo như quy định, Luật Hùng Sơn xin phân tích quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con cái theo Luật hôn nhân và gia đình nhưu sau:

Theo quy định tại Điều 69, Điều 70, Điều 71 và Điều 72 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu con, tôn trọng ý kiến cá nhân của con; chăm lo cho việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về cả thể chất, lẫn trí tuệ, đạo đức, giúp con trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội; trông nom, nuôi dưỡng và chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Không được phân biệt đối xử với con trên phương diện giới tính hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được phép lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động; không được xúi giục hay ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con cái được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm tấm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con. Cha mẹ hướng dẫn định hướng con chọn nghề; tôn trọng quyền lựa chọn nghề, quyền tham gia vào các hoạt động xã hội của con. Khi gặp khó khăn mà không thể tự mình giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan hay tổ chức hữu quan để giúp đỡ, thực hiện việc giáo dục con.

Về phía các con, con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ, luôn lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn từ cha mẹ, giữ gìn danh dự và truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi là khi họ ốm đau, hay lúc già yếu tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc và nuôi dưỡng cha mẹ. Pháp luật nghiêm cấm con có những hành vi ngược đãi, hành hạ hay xúc phạm cha mẹ mình. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm các tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho/ riêng, thu nhập do chính lao động của con, hoa lợi, hay lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của chúng và các thu nhập hợp pháp khác. Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì có thể đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Nhận con nuôi là quan hệ pháp luật gì?

Việc nuôi con nuôi được đăng ký làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con cái giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi. Quyền và trách nhiệm làm cha mẹ được chuyển giao hợp pháp từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi, bao gồm cả các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản.

Quan hệ giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi, theo khoản 3 Điều 68 Luật HNGĐ 2014 quy định: “Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.”

Điều 24 Luật Nuôi con nuôi đã quy định rất rõ ràng về hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Cụ thể là cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến cá nhân của con; chăm lo cho việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về cả thể chất lẫn trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình và công dân có ích cho xã hội….

Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng đối với cha mẹ, giữ gìn danh dự và truyền thống tốt đẹp của gia đình…Quy định này cũng có thể hiểu là giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi cũng sẽ có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau và dựa theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự,vv…Quan hệ giữa người con nuôi trong gia đình cha mẹ nuôi sẽ bao gồm nhiều quan hệ khác nhau như: Quan hệ giữa con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi; giữa con nuôi với những người anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi, giữa con nuôi với các con đẻ của người nhận nuôi, v.v..

Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa những thành viên này của gia đình cha mẹ nuôi, người con nuôi có được coi như là con đẻ của người nhận nuôi hay không, có được nhận đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như con đẻ của người nhận nuôi hay không, điều này vẫn chưa được làm rõ qua quy định trên. Ví dụ: Giữa con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi liệu có được quyền thừa kế tài sản của nhau hay không hoặc giữa họ có phát sinh thêm quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng đối với nhau như theo quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2000 hay không? Những câu hỏi tương tự vẫn có thể được đặt ra trong quan hệ giữa con nuôi của người nhận nuôi với con đẻ của người nhận nuôi, như giữa con nuôi với con đẻ của cha mẹ nuôi có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho nhau hay là không? Theo ý kiến cá nhân chúng tôi, đây là nội dung quan trọng trong hệ quả pháp lí của việc nhận con nuôi, có ý nghĩa thiết thực trong quan hệ nuôi con nuôi đồng thời đây cũng là vấn đề dễ xảy ra tranh chấp, do đó cần có quy định rõ ràng để có cơ sở pháp lí giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Từ xưa đến nay trong đời sống xã hội của Việt Nam, việc nhận con nuôi đã tồn tại từ lâu vì lòng hảo tâm, thương người, lòng cưu mang, giúp đỡ những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn… Với quan niệm lâu đời như vậy, việc nhận con nuôi cũng như là nhận cha mẹ nuôi đã phổ biến khá rộng rãi trong đời sống nhân dân ta, do đó cũng có nhiều trường hợp nhận nuôi mà không có giấy tờ ràng buộc.

Ngày nay, pháp luật đã có quy định rõ ràng về nhận nuôi con nuôi cũng như hệ quả của nó tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật Nuôi con nuôi năm 2010, Bộ luật Dân sự năm 2015 và nhiều luật khác có liên quan cũng đã có quy định cụ thể các điều kiện để nhận nuôi con nuôi một cách hợp pháp, cũng như là hậu quả pháp lý và thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn