Người mù chữ có ly hôn được không? Thủ tục như thế nào?

Trong cuộc sống, đối với bất kỳ cặp vợ chồng nào, khi không thể hóa giải được mâu thuẫn xung đột, không có được tiếng nói chung thì ly hôn sẽ là biện pháp cuối cùng giúp hai người chấm dứt. Ly hôn lúc này sẽ giúp người trong cuộc giải quyết sự bế tắc của hai người. Hai vợ  chồng có quyền thỏa thuận ly hôn thuận tình hoặc đơn phương ly hôn theo trình tự quy định của pháp luật. Trường hợp mù chữ có ly hôn được không? Luật Hùng Sơn xin trình bày quan điểm này như sau:

Quảng cáo

Những trường hợp yêu cầu giải quyết ly hôn

Các trường hợp được yêu cầu giải quyết ly hôn. Căn cứ theo điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có những trường hợp sau:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
  • Cha, mẹ, người thân thích có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn cho con cái của họ con bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là bị bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần.
  • Lưu ý người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, theo quy định pháp luật thì ly hôn là quyền của cá nhân vợ và chồng nhưng không phải trong mọi trường hợp họ có quyền thực hiện ly hôn.

mù chữ có ly hôn được không

Mù chữ có ly hôn được không?

Trong trường hợp chồng (hoặc vợ) không biết chữ thì có thể tiến hành thủ tục ly hôn được quy định tại khoản 2 điều 189 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 có nêu rõ về hình thức, nội dung đơn khởi kiện:

Quảng cáo

“2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật trong trường hợp người chồng (hoặc vợ) không biết chữ mà muốn tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

Người đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng quy định như thế nào?

Căn cứ theo điều 77 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về người làm chứng:

“Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.”

Trên đây là những quy định của pháp luật cơ bản nhất về mù chữ có ly hôn được không. Nếu  bạn đọc có vấn đề gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ tư vấn pháp lý quý khách vui lòng liên hệ Tổng Đài Tư Vấn Luật hôn nhân gia đình 1900 6518 của Luật Hùng Sơn chúng tôi để nhận được sự tư vấn giúp đỡ.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn