Có thể thấy, nhiều trường hợp vợ chồng ly hôn xong rồi lại muốn quay lại với nhau, Họ nhận ra cuộc hôn nhân của mình trước đây là tốt đẹp nên muốn tái hôn lại với nhau. Như vậy, muốn tái hôn với vợ cũ, chồng cũ thì cần phải thực hiện các thủ tục như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này
1. Tái hôn thì có cần phải đăng ký kết hôn lại hay không?
– Tái hôn không được pháp luật hiện hành quy định mà nó chỉ là cách mà mọi người dùng trong đời sống hàng ngày.
– Tái hôn được hiểu đơn giản là việc cặp vợ chồng sau khi đã tiến hành hoàn tất các thủ tục để ly hôn thì họ muốn quay lại với nhau, có nghĩa là họ muốn xác lập lại quan hệ hôn nhân một lần nữa
– Cụ thể, tại khoản 2 của Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định, một khi vợ chồng đã ly hôn mà muốn quay lại với nhau thì cần bắt buộc phải tiến hành làm các thủ tục về đăng ký kết hôn.
– Hai vợ chồng đã ly hôn rồi nên lúc này muốn kết hôn lại thì hai người nam, nữ cần phải đáp ứng đầy đủ đối với điều kiện về đăng ký kết hôn, và họ cần thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật để được đăng ký kết hôn.
Như vậy, nam, nữ sau khi ly hôn mà muốn quay lại với nhau thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện dưới đây:
- Nam phải đáp ứng từ đủ 20 tuổi và nữ thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên
- Việc kết hôn này phải do cả nam và nữ hoàn toàn tự nguyện
- Cả nam và nữ đều phải có năng lực hành vi dân sự
- Không thuộc những trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định của pháp luật như: Kết hôn giả, lừa dối kết hôn, cưỡng ép, …
Nếu đã đáp ứng đủ các điều kiện trên rồi thì sau đó tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục tái hôn:
Khi muốn tái hôn thì cũng phải đăng ký kết hôn từ đầu.Vì vậy, khi hai người nam nữ muốn tái hôn thì cần phải cùng có mặt cả hai người tại UBND cấp xã nơi mà một trong hai bên đăng ký kết hôn hoặc nếu việc đăng ký kết hôn mà có yếu tố nước ngoài thì. phải có mặt cả hai tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện
a) Hồ sơ cần chuẩn bị
Theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây để đăng ký kết hôn:
- Tờ khai đăng ký kết hôn
- Một trong những loại giấy tờ về nhân thân ví dụ như căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu,…
- Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân
- Bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa án.
b) Trình tự tái hôn:
- Sau khi hai người nam nữ đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên thì phải cùng có mặt tại Uỷ ban nhân dân để tiến hành làm các thủ tục để đăng ký kết hôn.
- Khi Cơ quan chức năng nhận được đầy đủ các tài liệu và nhận thấy đủ điều kiện thì việc kết hôn này sẽ được người có thẩm quyền ghi vào Sổ hộ tịch, và đặc biệt sẽ có cả hai chữ ký của cặp đôi này.
- Sau đó, Ủy ban nhân dân sẽ tiến hành trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai người này. Đối với trường hợp UBND cần phải xác minh lại về điều kiện kết hôn của nam nữ thì thời hạn mà Cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ không quá 05 ngày làm việc.
- Ngoài ra, theo Điều 11 Luật hộ tịch 2014 thì việc đăng ký kết hôn sẽ thuộc trường hợp được miễn lệ phí. Cụ thể, khi công dân Việt Nam mà đang cư trú trong nước mà đăng ký kết hôn thì sẽ được miễn lệ phí đăng ký kết hôn.
Trên đây là tư vấn của luật Hùng Sơn về thủ tục tái hôn, khi hai vợ chồng đã ly hôn nhưng muốn quay lại. Hy vọng bài viết trên sẽ có thể kết nối các cặp vợ chồng đã tan vỡ mà có ý định quay lại với nhau.