Có thể thấy, việc công dân Việt Nam sinh sống ở nước ngoài là vô cùng nhiều. Như vậy, tình trạng nhiều người muốn ly hôn đơn phương với người hiện đang sống ở nước ngoài không phải là hiếm gặp. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng tiến hành các thủ tục để ly hôn đơn phương ly hôn với người đang ở nước ngoài. Tham khảo bài viết của luật Hùng Sơn để nắm được rõ hơn
1. Có được ủy quyền ly hôn không?
– Việc ly hôn giữa người nước ngoài với người Việt Nam, giữa những người nước ngoài nhưng thường trú tại Việt Nam hoặc trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú chung tại thời điểm yêu cầu ly hôn thì sẽ được giải quyết theo pháp luật nước ta.
– Duy nhất có trường hợp công dân Việt Nam nhưng không thường trú tại Việt Nam thì trường hợp này sẽ giải quyết ly hôn theo pháp luật của nơi mà họ thường trú chung.
– Như vậy, nếu xét theo trường hợp mà ly hôn theo pháp luật của nước ta thì trong trường hợp ly hôn thì các đương sự sẽ không được phép ủy quyền cho người khác để thay mặt mình tham gia tố tụng quy định tại Điều 83 của Bộ luật Tố tụng dân sự
Tóm lại việc ly hôn cần phải do hai bên đương sự tự mình thực hiện, có nghĩa là việc này không thể ủy quyền cho người khác tiến hành tham gia tố tụng được, trừ trường hợp theo khoản 2 Điều 51 của Luật HN&GĐ nếu cha, mẹ hoặc người thân thích của đương sự là đại diện.
2. Thủ tục ly hôn đơn phương như thế nào nếu một trong hai bên đương sự đang ở nước ngoài?
a) Tòa án có thẩm quyền
– Theo khoản 3 Điều 35 và Điều 37 của Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định khi có đương sự hoặc nếu có tài sản đang ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết ly hôn sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
– Tức là, khi có một người vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài thì người mà yêu cầu ly hôn cần phải tiến hành nộp hồ sơ ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
b) Hồ sơ ly hôn đơn phương cần chuẩn bị:
- Đơn xin đơn phương ly hôn (tại đây)
- Giấy chứng nhận về việc đăng ký kết hôn, trường hợp nếu mất thì có thể nộp bản sao đăng ký kết hôn
- Chứng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu hoặc có thể là căn cước công dân
- Sổ hộ khẩu;
- Giấy tờ tài liệu để chứng minh việc một bên đương sự hiện đang ở nước ngoài (nếu có);
- Giấy khai sinh của con chung (nếu có);
- Các loại giấy tờ về tài sản chung (nếu có)…
3. Nếu không có địa chỉ của người đang ở nước ngoài thì phải làm sao?
Theo Công văn 253 của Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thể về việc nguyên đơn không thể cung cấp được địa chỉ của bị đơn đang ở nước ngoài như sau:
– Nếu thông qua thân nhân của bị đơn mà vẫn không thể biết được địa chỉ cũng như tin tức của bị đơn thì Tòa án sẽ xem đây là trường hợp mà bị đơn cố tình giấu địa chỉ của mình, từ chối cung cấp tài liệu cần thiết, từ chối khai báo
– Trường hợp nếu Tòa án yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của bị đơn vẫn không chịu cung cấp cũng như không có thông báo đến bị đơn thì Tòa án sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử vắng mặt theo các thủ tục chung quy định theo pháp luật;
– Sau khi xét xử xong thì Tòa án sẽ tiến hành gửi ngay bản sao của quyết định hoặc của bản án đến thân nhân của bị đơn để nhân thân của người này chuyển lại cho bị đơn
– Niêm yết công khai bản sao quyết định hoặc bản sao của bản án tại trụ sở UBND cấp xã nơi mà bị đơn cư trú cuối cùng tại Việt Nam là nơi thân nhân đang cư trú để bị đơn có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.
Qua bài viết về vấn đề ly hôn với người Việt Nam đang ở nước ngoài của luật Hùng Sơn, hy vọng có thể giúp ích được phần nào cho bạn đọc.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023