Nghị định Số 41/2018/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với làm giả chứng từ kế toán sẽ có thể bị phạt lên tới 30 triệu đồng. Để hiểu rõ về vấn đề này, Luật Hùng Sơn xin gửi đến bạn đọc bài phân tích sau:
I. Căn cứ pháp lý.
– Luật kế toán 2015.
– Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
II. Cấu thành vi phạm làm giả chứng từ kế toán
Cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đầy đủ các yếu tố sau:
– Chủ thể: Người có đầy đủ năng lực hành vi hành chính
– Khách thể: Hành vi xâm hai trực tiếp đến hoạt động quản lý xã hội của nhà nước.
– Mặt chủ quan: chủ thể thực hiện với yếu tố lỗi trực tiếp
– Mặt khách quan: Bằng các hành vi như Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán hoặc làm giả chứng từ kế toán,…. mà các các nhân, tổ chức đả làm sai lệch nhằm trục lợi từ hành vi của minh.
Mức xử phạt với hành vi vi phạm
Tại điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán;
c) Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu;
d) Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn;
đ) Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;
b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;
c) Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền;
d) Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký;
đ) Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ;
e) Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định;
g) Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
đ) Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
d) Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.”
Từ đây có thể thấy đối với việc giả mạo chứng từ kế toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy thuộc và mức độ vi phạm của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000.
Trên đây là những quan điểm của chúng tôi về xử phạt khi làm giả chứng từ kế toán.. Để biết thêm những vấn đề liên quan và được sự tư vấn trực tiếp từ các luật sư của chúng tôi xin hãy liên hệ với công ty Luật Hùng Sơn qua số điện thoại 1900.6518 hoặc qua website : https://luathungson.vn