Kinh tế không bằng chồng sau khi ly hôn có được giành quyền nuôi con không?

Tiền lương là vấn đề quan trọng, không chỉ để nuôi sống bản thân mà còn để chăm lo cho gia đình. Đối với một số trường hợp cụ thể, tiền lương được đem ra so sánh để giải quyết. Như khi tiến hành giải quyết ly hôn, kinh tế quyết định đến quyền nuôi con.

Quảng cáo

Câu hỏi

Chào luật sư. Em và chồng mình sắp ly hôn. Lý do chồng em làm giám đốc doanh nghiệp, thường xuyên đi làm xa không chăm lo đến gia đình nhiều. Em đang làm kế toán lương tháng 5 triệu 1 tháng.  Sau khi ly hôn chồng em muốn đòi quyền nuôi con ( cháu hiện tại 2 tuổi ). Cháu còn rất nhỏ và rất cần tình cảm của mẹ. Luật sư cho em hỏi e, lương thấp hơn chồng nhiều thì có thể giành quyền nuôi con không ạ ? Nếu được thì sau này có thể bị giành lại không ? Em cảm ơn luật sư nhiều.

kinh tế không bằng chồng có được giảnh quyền nuôi con

Trả lời:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho công ty Luật Hùng Sơn

Đối với trường hợp của bạn, cơ sở pháp lý dựa vào: 

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

 Dựa vào Khoản 3  Điều 81. Quy định rõ Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, đối với trường hợp trên ,cháu bé mới 2 tuổi ( dưới 36 tháng tuổi ) nên rất cần sự chăm sóc và tình cảm của mẹ . Đúng với quy định pháp luật, bạn cần đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc thì quyền nuôi con sẽ thuộc về bạn . Với mức lương kế toán 5 triệu 1 tháng bạn hoàn toàn có thể lo cho con mà không cần quan tâm đến mức lương mình chênh lệnh với số  tiền chồng kiếm được.

 Trường hợp này, nếu chồng bạn muốn đòi quyền nuôi con , phải chứng minh bạn không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con .

Ví dụ: Công việc kế toán của bạn thường xuyên phải đi công tác, làm việc tăng ca , không thể có đủ thời gian chăm sóc mà phải gửi người quen. Đây có thể được xem là không đủ điều kiện chăm sóc con. Chồng bạn cần thu thập đầy đủ chứng cứ để yêu cầu tòa quyền nuôi con dưới 36 tháng.

Quảng cáo

Vậy nên , bạn cần đảm bảo đầy đủ khả năng nuôi con của mình. Khi có quyền trực tiếp nuôi con, chồng bạn có nghĩa vụ chu cấp cho con

Chu cấp cho con như thế nào khi ly hôn ?

Sau khi ly hôn, bạn giành được quyền trực tiếp nuôi con, theo đúng quy định của pháp luật được quy định rõ trong “Điều 116. Mức cấp dưỡng luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Vậy nên, khi chăm sóc con , bạn hoàn toàn không cần quá lo lắng về mức lương của mình. Bạn có quyền yêu cầu chồng cấp dưỡng nuôi con hàng tháng. Mức cấp dưỡng sẽ do cả 2 tự thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp cả 2 không thể thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết .

Mức cấp dưỡng sẽ căn cứ vào thu nhập của chồng bạn, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Thế nên, bạn có thể hoàn toàn an tâm con mình sẽ được chăm sóc đầy đủ nhất.

Có thể thay đổi quyền nuôi con được không?

Đây là vấn đề bạn đang lo lắng vì sau khi trên 36 tháng tuổi, chồng bạn hoàn toàn có thể lấy được quyền nuôi con.

Dựa vào điều Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Về việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn , chồng bạn có thể lấy lại quyền nuôi con khi bạn không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con nữa. Vậy nên , bạn cứ làm việc và chăm sóc con thật tốt thì không ai có thể lấy lại quyền nuôi con từ bạn. Bạn không cần lo lắng vấn đề chồng mình làm giám đốc doanh nghiệp, hàng tháng kiếm được nhiều tiền hơn mình.

Như vậy, trường hợp của bạn, chỉ cần bạn có đầy đủ điều kiện để chăm sóc con thì quyền trực tiếp nuôi con là của bạn. chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng để bạn có thêm kinh tế chăm sóc con. Khi con đủ 3 tuổi, chồng bạn có thể lấy lại quyền nuôi con trong trường hợp bạn  không còn đủ điều kiện chăm sóc cháu. Vậy nên bạn cứ an tâm chăm sóc cháu bé một cách đầy đủ nhất mà không cần quá lo lắng về vấn đề khác.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp thêm, có thể trực tiếp liên hệ tới chúng tôi theo hotline : 1900.6518

>>> Đơn xin giành quyền nuôi con

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn